“Bond vigilantes” là ai và liệu họ có quay trở lại?

“Bond vigilantes” là ai và liệu họ có quay trở lại?

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

13:40 14/01/2025

Sự gia tăng chi tiêu chính phủ và nợ công tại các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Anh và Pháp đã khiến thị trường trái phiếu sụt giảm mạnh mẽ. Lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao và sự bất ổn chính trị ở Anh khiến mối lo ngại về tài chính toàn cầu gia tăng, đồng thời làm dấy lên câu hỏi liệu "bond vigilantes" có quay trở lại.

"BOND VIGILANTES" CHÍNH XÁC LÀ AI?

Cụm từ “bond vigilantes” được tạo ra vào đầu những năm 1980 để mô tả các nhà đầu tư mong muốn lợi suất cao hơn đối với trái phiếu chính phủ để bù đắp cho lạm phát gia tăng.

Sự gia tăng chi tiêu chính phủ và nợ công tại các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Anh và Pháp đã làm dấy lên lo ngại về sự ổn định tài chính toàn cầu. Trong bối cảnh này, các nhà đầu tư trái phiếu có thể gây sức ép lên các chính phủ bằng cách yêu cầu mức lãi suất cao hơn nếu họ lo ngại rằng các chính phủ và ngân hàng trung ương không kiểm soát tốt được lạm phát. Điều này khiến chi phí lãi vay của các chính phủ tăng cao, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và ổn định tài chính.

Chi phí lãi vay của chính phủ cao hơn có thể ảnh hướng đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp, gây rủi ro cho sự ổn định kinh tế và tài chính nếu chúng vượt khỏi tầm kiểm soát.

HỌ ĐÃ ĐI ĐÂU VÀ LIỆU HỌ CÓ QUAY LẠI?

Vào những năm 1990, lo ngại về chi tiêu công quá mức đã khiến lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng vọt. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Bill Clinton, chiến lược ưu tiên cân bằng ngân sách đã giúp xoa dịu thị trường trái phiếu, ổn định chi phí vay mượn của chính phủ và ngăn chặn sự gia tăng lợi suất quá mạnh. Chính sách này không chỉ giúp kiểm soát chi tiêu mà còn làm giảm bớt lo ngại về sự mất ổn định tài chính trong dài hạn.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Fed, đã thực hiện chính sách nới lỏng định lượng, mua trái phiếu chính phủ để bơm tiền vào nền kinh tế. Mục tiêu của chính sách này là giảm chi phí vay mượn của chính phủ bằng cách tăng cầu đối với trái phiếu, từ đó làm giảm lợi suất trái phiếu. Chính sách này đã giúp duy trì ổn định thị trường tài chính và hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng.

Kể từ năm 2021, lạm phát đã tăng vọt, phần lớn là do đại dịch COVID-19 và tình trạng giá năng lượng tăng sau khi cuộc chiến Ukraine - Nga bùng phát. Đồng thời, các ngân hàng trung ương, vốn trước đây đã mua trái phiếu để giữ chi phí vay mượn thấp, bắt đầu rút lui khỏi việc này. Khi ngân hàng trung ương không còn mua trái phiếu nữa, thị trường trái phiếu trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào các nhà đầu tư trái phiếu. Điều này làm tăng ảnh hưởng của họ, vì họ có thể yêu cầu lãi suất cao hơn để bù đắp cho rủi ro do lạm phát và nợ công gia tăng.

MỐI QUAN TÂM CHÍNH HIỆN NAY LÀ GÌ?

Theo Ed Yardeni, vào những năm 1980, mối quan tâm chính của các nhà đầu tư và các chính phủ là lạm phát, vì lạm phát cao làm giảm giá trị của tiền và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề chính lại là sự gia tăng phát hành trái phiếu chính phủ, khi các quốc gia tiếp tục gia tăng chi tiêu và nợ công. Sự gia tăng này tạo ra mối lo ngại về khả năng trả nợ của các chính phủ, khiến các nhà đầu tư đòi hỏi mức lãi suất cao hơn để bù đắp cho rủi ro, thay vì lo ngại về lạm phát như trước đây.

Thâm hụt ngân sách của Mỹ đã đạt mức 1,833 tỷ USD trong năm tài chính 2024, chiếm 6.4% GDP, mức cao nhất ngoài thời kỳ đại dịch COVID-19, cho thấy tình trạng chi tiêu vượt quá thu nhập của chính phủ. Tương tự, nợ công của Anh đã chạm mốc 100% GDP, mức cao chưa từng thấy trong lịch sử gần đây. Trong khi đó, Đức là quốc gia duy nhất trong nhóm G7 duy trì tỷ lệ nợ công dưới 100%, phản ánh khả năng kiểm soát tài chính mạnh mẽ hơn so với các nền kinh tế lớn khác.

NHỮNG ĐỘNG THÁI GẦN ĐÂY CỦA HỌ

Vào năm 2022, Anh chứng kiến một sự gia tăng mạnh mẽ trong chi phí vay mượn khi các nhà đầu tư trái phiếu lo ngại về kế hoạch của chính phủ cắt giảm thuế và tăng vay mượn giữa lúc tài chính quốc gia đã gặp khó khăn. Chỉ trong vòng một tuần, lợi suất trái phiếu đã tăng mạnh, buộc chính phủ phải "quay xe", đảo ngược chính sách của họ. Cuối cùng, sự phản ứng tiêu cực từ thị trường đã dẫn đến việc Thủ tướng Liz Truss từ chức, phản ánh áp lực lớn từ tình trạng bất ổn tài chính và sự lo ngại về nợ công ngày càng gia tăng.

Năm ngoái, chi phí vay mượn của Pháp đã gia tăng khi các nhà đầu tư trái phiếu yêu cầu mức lợi suất cao hơn so với Đức, phản ánh sự lo ngại về tình hình tài chính và bất ổn chính trị tại quốc gia này. Các nỗ lực cắt giảm ngân sách bị trì hoãn vì tình hình chính trị không ổn định, dẫn đến việc chênh lệch lợi suất trái phiếu giữa Pháp và Đức đạt mức cao nhất kể từ năm 2012. Sự gia tăng này cho thấy các nhà đầu tư coi trái phiếu của Pháp rủi ro hơn và yêu cầu mức bồi thường cao hơn để đối phó với các bất ổn tài chính.

ẢNH HƯỞNG CỦA "BOND VIGILANTES" CÓ LỚN KHÔNG?

Ảnh hưởng của họ hiện nay được củng cố bởi sự gia tăng mạnh mẽ của nợ công. Cụ thể, nợ trái phiếu kho bạc Mỹ đã tăng lên 28 nghìn tỷ USD, từ dưới 20 nghìn tỷ USD trước đại dịch COVID-19 và dưới 5 nghìn tỷ USD trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008. Sự gia tăng này đã khiến các nhà đầu tư yêu cầu lợi suất cao hơn để bù đắp cho rủi ro gia tăng, làm tăng chi phí vay mượn cho chính phủ.

Dù ảnh hưởng của họ rất lớn ở Anh, nhưng tại các quốc gia khác như Mỹ và Pháp vẫn chưa thực sự rõ ràng. Tại Mỹ, thâm hụt ngân sách tiếp tục gia tăng bất chấp sự lo ngại từ các nhà đầu tư, khiến chính phủ không có dấu hiệu giảm chi tiêu hay cải thiện tình hình tài chính. Trong khi đó, tại Pháp, các chính trị gia đã bác bỏ các biện pháp thắt lưng buộc bụng mặc dù Thủ tướng cảnh báo rằng điều này có thể dẫn đến một "cơn bão tài chính", phản ánh sự bất ổn tài chính ngày càng gia tăng tại quốc gia này.

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian gần đay, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đã tăng hơn một điểm phần trăm kể từ cuối tháng 9, phản ánh sự lo ngại của các nhà đầu tư về các kế hoạch chi tiêu của chính quyền Trump sắp tới. Bên cạnh đó, kỳ vọng về việc lãi suất sẽ duy trì ở mức cao trong bối cảnh nền kinh tế mạnh mẽ cũng góp phần đẩy lợi suất trái phiếu tăng, khi các nhà đầu tư tin rằng sự tăng trưởng kinh tế ổn định có thể hỗ trợ việc trả nợ.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sự bùng nổ trở lại của "ngọn lửa" lạm phát sẽ "thiệu rụi" các kế hoạch dưới thời Trump 2.0 khi chưa kịp bắt đầu?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Sự bùng nổ trở lại của "ngọn lửa" lạm phát sẽ "thiệu rụi" các kế hoạch dưới thời Trump 2.0 khi chưa kịp bắt đầu?

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, các quyết sách mới của chính quyền Trump 2.0 đang thu hút sự chú ý đặc biệt từ giới phân tích và thị trường tài chính. Những yếu tố này không chỉ tác động đến tăng trưởng mà còn đặt ra thách thức lớn trong việc kiểm soát lạm phát và ổn định tiền tệ.
“Bond vigilantes” là ai và liệu họ có quay trở lại?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

“Bond vigilantes” là ai và liệu họ có quay trở lại?

Sự gia tăng chi tiêu chính phủ và nợ công tại các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Anh và Pháp đã khiến thị trường trái phiếu sụt giảm mạnh mẽ. Lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao và sự bất ổn chính trị ở Anh khiến mối lo ngại về tài chính toàn cầu gia tăng, đồng thời làm dấy lên câu hỏi liệu "bond vigilantes" có quay trở lại.
Goldman Sachs: Trung Quốc tăng cường kích thích kinh tế để "phản đòn" chính sách thuế quan của Trump
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Goldman Sachs: Trung Quốc tăng cường kích thích kinh tế để "phản đòn" chính sách thuế quan của Trump

Theo dự báo mới nhất từ Goldman Sachs, Trung Quốc đang chuẩn bị triển khai một loạt biện pháp kích thích kinh tế nhằm đối phó với hai thách thức lớn: khả năng Mỹ áp đặt thuế quan cao và sự suy giảm kéo dài của thị trường bất động sản trong nước. Thông tin này được Jan Hatzius, nhà kinh tế trưởng của Goldman Sachs, chia sẻ tại Hội nghị Toàn cầu về Kinh tế Vĩ mô được tổ chức tại Hồng Kông.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ