Brexit tiếp tục tạo sóng gió cho đồng GBP khi hồi kết vẫn chưa định hình
Tin Tức Tổng Hợp
feeder
Chúng ta đang tiến gần đến chương cuối cùng trong màn kịch Brexit và có vẻ như đây sẽ không phải là một kết thúc có hậu. Michel Barnier, nhà đàm phán của EU, bực tức vì những gì ông coi là sự tráo trở của Anh. Nhưng nếu Brussels tiếp tục giữ nguyên điều kiện cũ, nó có nguy cơ đẩy Anh trở lại thế không có thỏa thuận, điều này sẽ gây thiệt hại không cần thiết cho cả Anh và EU đúng vào thời điểm dễ bị tổn thương kinh tế nhất.
Trong bóng tối của coronavirus, sự kiên nhẫn rất ngắn và thời gian bị hạn chế, với việc ông Barnier tuyên bố không có tiến triển đáng kể nào và cảm thấy hối tiếc vì Vương quốc Anh từ chối phương án kéo dài thời gian. Nhiều người cho rằng Thủ tướng Boris Johnson sẽ yêu cầu gia hạn, thay vì cố gắng xử lý đại dịch và đàm phán thương mại cùng một lúc. Các quan chức Brussels đã hy vọng giữ Vương quốc Anh lại bàn đàm phán để có thêm đóng góp tài chính. Nhưng mọi hi vọng về kéo dài thời hạn tháng 12 đã không còn nữa, từ những phát biểu của cả bộ trưởng văn phòng nội các Michael Gove và thống đốc BoE.
Tôi không phát hiện ra mong muốn của các bộ trưởng để đưa Anh vượt qua thử thách dưới lớp vỏ bọc của Covid-19. Mặc dù vẫn còn một vài nghị sĩ cực đoan, những người mong muốn không có thỏa thuận, và mặc kệ hậu quả kinh tế, nhiều người khác vẫn lo ngại về tác động của việc không đạt được thỏa thuận thương mại tự do. Phân tích cho thấy rằng Brexit không có thỏa thuận sẽ có hại nhất ở Tây Bắc và Trung Tây, những nơi đã bị coronavirus tấn công mạnh. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy hai phần ba tổng số cử tri, và 49% cử tri đã bỏ phiếu ủng hộ Brexit muốn có thời gian chuyển tiếp dài hơn, để chính phủ có thể tập trung vào coronavirus. Việc không đạt được thỏa thuận sẽ không được các cử tri Anh ủng hộ và chính phủ biết điều đó.
Việc kéo dài có thể không có nhiều tác dụng, nếu nó chỉ đơn giản là kéo dài sự tê liệt. Chẳng hạn, không thể suy nghĩ về vị trí trong tương lai của London như một trung tâm tài chính toàn cầu, cho đến khi một chế độ cân bằng được thống nhất (hoặc không). Các nhà lãnh đạo EU ngày càng bị phân tâm bởi các vấn đề khác - và điều đó sẽ tiếp diễn.
Một phiên bản hẹp hơn của FTA, được đề xuất bởi nhà đàm phán trưởng của Vương quốc Anh David Frost, phức tạp hơn ông ta khẳng định - nó yêu cầu sự tham gia sâu hơn vào thị trường chung so với Canada hoặc Nhật Bản - nhưng cũng không quá lớn sâu mức không thể kết thúc trong sáu tháng .
Với vòng đàm phán thứ tư giờ đã kết thúc, hai bên đang cách xa nhau. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu cuối cùng Vương quốc Anh bỏ rơi ngành công nghiệp đánh cá để đổi lấy những thứ khác. Nhưng, về cơ bản, EU muốn có một thỏa thuận duy nhất để trang trải mọi thứ, được giám sát bởi một chế độ quản trị chặt chẽ và cam kết về các tiêu chuẩn sân chơi bình đẳng về việc làm, môi trường và viện trợ nhà nước.
Bị chọc tức bởi cách Thụy Sĩ láu lỉnh đã chơi trong nhiều năm, EU cảnh giác với mong muốn của Anh đối với nhiều thỏa thuận giám sát cá nhân.
Một sự sai lầm vẫn có thể xảy ra đối với các điều khoản của sân chơi công bằng. Brussels muốn các tiêu chuẩn chung như đặc thù của EU và tuân thủ với các lệnh trừng phạt, trong khi London muốn một sự giải thích lỏng lẻo hơn. Với những giới hạn từ phía nhà nước, quyền hạn của ông Barnier chỉ đơn giản là quá ít.
Brussels, một cách dễ hiểu, lo ngại rằng ông Johnson đang tìm cách hỗ trợ các công ty Anh ở mức độ lớn hơn nhiều so với bất kỳ người tiền nhiệm nào và xây dựng một cơ sở nghiên cứu và khoa học mạnh mẽ mô phỏng các chương trình phòng thủ Darpa thành công do Mỹ tiên phong trong thập niên 1960. Nhưng để yêu cầu một quốc gia có chủ quyền áp dụng các quy tắc về viện trợ của nhà nước theo khuôn khổ EU một cách vĩnh viễn, được giám sát bởi một tòa án nước ngoài, có vẻ không thực tế - khi mà chỉ một tháng trước, các thẩm phán Đức đã thách thức quyết định tối cao của Tòa án Công lý Châu Âu.
Hơn nữa, Covid-19 đang thay đổi bức tranh tổng thể. Các quốc gia thành viên đang cần linh hoạt hơn để bảo lãnh cho các công ty bị ảnh hưởng bởi coronavirus; Áo đang yêu cầu chấm dứt hoàn toàn giới hạn về viện trợ nhà nước. Dường như EU sẽ không bao giờ trở lại với sự nghiêm chỉnh của các quy tắc mà nó có trước cuộc khủng hoảng. Sẽ là sai lầm khi bắt một quốc gia bên ngoài tuân thủ các quy tắc có thể sẽ không còn giữ được ngay bên trong liên minh.
Toàn bộ câu chuyện đáng tiếc này bắt đầu bị hủy hoại với kịch bản sai ngay từ phân cảnh đầu tiên. Không bên nào vào bốn năm trước đặt ra câu hỏi đúng: các bên mong muốn loại mối quan hệ mới, mang tính xây dựng nào giữa EU và một nước Anh độc lập? Brussels đã bị sốc, do trước đó được đảm bảo chắc chắn bởi các nhà ngoại giao Anh nói lời xin lỗi rằng đáng lẽ nước này đã không bỏ phiếu để rời đi.
Sự sẵn sàng ban đầu của Anh đã bị phí phạm bởi Theresa May, người đã không thực hiện được những gì bà muốn, sau đó thay đổi ý định và không tham gia hiệu quả với các nhà lãnh đạo khác, những người đã cố chấp trước một quan điểm cứng nhắc về các hiệp ước hiện có. Những gì đáng lẽ phải là một tập hợp các cuộc đàm phán cởi mở, trung thực và mang tính xây dựng đã bị chi phối bởi sự ngờ vực. Sự nghi ngờ bây giờ dường như đã trở thành mặc định ở cả hai phía, với một số lời hoa mỹ từ cả ông Barnier và ông Frost nhằm chủ đích để gây khó chịu lẫn nhau.
Đại dịch đã làm rõ tại sao cả hai bên phải bình tĩnh. Những lo ngại mới về tham vọng của Trung Quốc khiến cho việc giữ liên minh tình báo và an ninh là điều bắt buộc. Khoảng cách kinh tế giữa Châu Âu miền bắc và phía nam sẽ giãn rộng khi Ý, Hy Lạp và Bồ Đào Nha phải vật lộn với khoản nợ khổng lồ và chi phí vay cao. Để mất thặng dư thương mại 94 tỷ euro hàng hóa với Vương quốc Anh sẽ chỉ xát thêm muối lên những thương tích đó.
Bây giờ là thời gian để cả hai bên vuốt ve nhau và che đậy, và cũng để tạo ra một kết thúc tốt hơn. Nhưng điều đó phụ thuộc phần lớn vào việc liệu Brussels có sẵn sàng linh hoạt các kịch bản.