"Cá mập" phố Wall rỉ tai nhau gom mua cổ phiếu công nghệ, bất chấp lo ngại lãi suất

"Cá mập" phố Wall rỉ tai nhau gom mua cổ phiếu công nghệ, bất chấp lo ngại lãi suất

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

15:02 30/04/2024

Theo Goldman Sachs, các quỹ đầu cơ đã mua ròng cổ phiếu công nghệ với tốc độ nhanh nhất trong hơn một năm qua, bất chấp sự lo ngại của thị trường về việc Fed sẽ duy trì lãi suất cao.

Dữ liệu từ bộ phận môi giới của Goldman Sachs cho thấy, các quỹ đầu cơ đã mua ròng cổ phiếu công nghệ với khối lượng lớn nhất kể từ tháng 12 năm 2022. Hoạt động mua ròng này được thúc đẩy bởi sự gia tăng vị thế mua và giảm bán khống (hình dưới).

Đây là tuần mua ròng thứ tư liên tiếp của các quỹ đầu cơ, bất chấp chỉ số S&P 500 Nhóm Công nghệ thông tin giảm giá trong phần lớn tháng 4. Nguyên nhân chính cho sự sụt giảm này là do lo ngại về việc Fed sẽ neo lãi suất cao trong thời gian dài hơn. Kỳ vọng của các quỹ đầu cơ đã được đền đáp vào tuần trước khi kết quả kinh doanh khởi sắc của Alphabet, công ty mẹ của Google, và Microsoft đã thúc đẩy tâm lý lạc quan của nhà đầu tư và hoạt động mua vào đối với cổ phiếu ngành công nghệ.

Bà Seema Shah, Trưởng chiến lược gia toàn cầu tại Principal Asset Management, cho biết: "Tiềm năng dài hạn của công nghệ là điều khá rõ ràng và không thể chối cãi. Tuy nhiên, với mức định giá cao hiện nay, nhiều nhà đầu tư đã trở nên thận trọng hơn trong việc tăng tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu công nghệ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, nhịp điều chỉnh vừa rồi đã giải quyết nỗi lo trên, mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia vào một xu hướng mạnh mẽ và lâu dài."

Chỉ số S&P 500 Nhóm Công nghệ thông tin đã tăng 5.1% trong tuần trước, chấm dứt chuỗi 4 tuần giảm điểm liên tiếp - chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng 9. Alphabet đã vượt qua mốc vốn hóa thị trường 2 nghìn tỷ USD sau khi trấn an các nhà đầu tư về triển vọng của họ với lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo (AI). Cổ phiếu của Microsoft cũng tăng sau khi công ty cho thấy những tiến bộ trong lĩnh vực AI trên báo cáo thu nhập Q1 của họ.

Các nhà phân tích của Goldman, bao gồm Vincent Lin, cho biết trong một ghi chú: "Kết quả kinh doanh đã đánh bại tâm lý thị trường." Họ nói thêm rằng ngoài ra thì không có yếu tố nào đủ mạnh để kìm hãm chỉ số S&P 500 ngoài Meta Platforms khi công ty này đã đưa ra dự báo doanh thu thấp hơn kỳ vọng.

Mặc dù hầu hết các nhánh của ngành công nghệ đều chứng kiến dòng vốn đổ vào, nhưng hoạt động mua ròng chủ yếu được dẫn dắt bởi nhánh sản xuất chất bán dẫn và thiết bị bán dẫn. Dữ liệu của Goldman Sachs cho thấy, tỷ trọng đầu tư của các quỹ đầu cơ vào nhánh này đã tăng lên 4.4% trên tổng tỷ trọng phân bổ cho cổ phiếu riêng lẻ của Mỹ so với mức 1.1% vào đầu năm - mức cao nhất trong hơn 5 năm.

Nhìn chung, các quỹ đầu cơ đã mua ròng cổ phiếu Mỹ với tốc độ nhanh nhất trong khoảng 5 tháng qua vào tuần trước. Theo đó, chỉ số S&P 500 cũng đã có tuần giao dịch khởi sắc nhất trong năm 2024 khi đóng cửa sát mốc 5,100 điểm.

Tuy nhiên, hoạt động mua ròng lại không đồng đều trên tất cả các lĩnh vực. Trong khi hoạt động mua ròng của các quỹ đầu cơ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghệ thì các lĩnh vực khác như hàng hóa không thiết yếu và thậm chí là một số hàng hóa thiết yếu lại chứng kiến xu hướng bán ròng.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Kamala Harris đã "nắm thóp" được Donald Trump?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Kamala Harris đã "nắm thóp" được Donald Trump?

Cuộc tranh luận đầu tiên giữa Kamala Harris và Donald Trump vào tối thứ Ba đã chứng minh khả năng của Phó Tổng thống trong việc đối đầu với đối thủ mạnh. Harris không chỉ chiến thắng mà còn giải tỏa những lo ngại về khả năng của bà trong cuộc chiến sắp tới.
Cuộc đua lợi nhuận: Small caps khó lòng đuổi kịp Large caps
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cuộc đua lợi nhuận: Small caps khó lòng đuổi kịp Large caps

Sáu tuần trước, tác giả đã viết về một sự kiện có vẻ như là sự khởi đầu cho cuộc "lộn ngược dòng" của small caps. Các công ty vốn hóa nhỏ, sau nhiều năm hoạt động kém hiệu quả, đã trở nên "điên cuồng" trong một tuần sau khi dữ liệu lạm phát tích cực làm dấy lên hy vọng cắt giảm lãi suất. Câu hỏi đặt ra là: Đây chỉ là một sự điều chỉnh tạm thời hay là sự thay đổi về xu hướng dẫn dắt thị trường?
Việc Fed cắt giảm lãi suất sẽ không giảm bớt áp lực cho người tiêu dùng ngay lập tức
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Việc Fed cắt giảm lãi suất sẽ không giảm bớt áp lực cho người tiêu dùng ngay lập tức

Khi Fed chuẩn bị cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2020, câu hỏi quan trọng là liệu động thái này có thể làm giảm bớt áp lực tài chính đang đè nặng lên người tiêu dùng Mỹ hay không. Mặc dù lãi suất thấp hơn có thể giảm chi phí lãi vay, nhưng tác động thực sự đối với nền kinh tế và người tiêu dùng có thể không diễn ra ngay lập tức. Trong bối cảnh lạm phát vẫn có thể thay đổi và áp lực từ chi phí tín dụng vẫn hiện hữu, tương lai của nền kinh tế còn nhiều bất định.
Liệu có còn dư địa để ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Liệu có còn dư địa để ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Mùa hè ở châu Âu rất nóng, không chỉ đối với khách du lịch. Các NHTW ở cả hai bờ Đại Tây Dương đang chịu áp lực từ nhiều phía - giới chính trị, thị trường tài chính, dư luận - đối với việc cắt giảm lãi suất. Tất cả các NHTW đều phải đối mặt với điều này, bất kể điều kiện kinh tế hay lãi suất chính sách của họ hiện tại là bao nhiêu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ