Các ngân hàng trung ương tăng cường sử dụng công cụ của Fed

Các ngân hàng trung ương tăng cường sử dụng công cụ của Fed

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

07:29 05/04/2024

Các ngân hàng trung ương nước ngoài đang tăng cường sử dụng một công cụ quan trọng của Fed. Điều này cho thấy các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới đang tiếp tục tích lũy tiền mặt để nhằm mục đích bảo vệ đồng tiền của mình.

Theo dữ liệu cho đến ngày 3/4, các ngân hàng trung ương đã gửi thêm 365 tỷ USD vào hợp đồng Repo đảo ngược của Fed, tăng so với 354 tỷ USD của tuần trước. Đây là mức cao nhất kể từ đầu năm. Trong cùng kỳ, các ngân hàng trung ương cũng mua thêm 11.6 tỷ USD trái phiếu chính phủ, nâng tổng số nắm giữ lên 2.95 nghìn tỷ USD.

Việc sử dụng RRP ngoại hối của Fed đạt mức cao nhất kể từ tháng 1

Các ngân hàng trung ương nước ngoài đang gia tăng sử dụng một công cụ của Fed cho phép gửi tiền qua đêm và sinh lãi. Đây là nơi lý tưởng để dự trữ một khoản tiền lớn thay vì trái phiếu chính phủ. Giống như chương trình RRP nội địa, cơ chế này giúp các ngân hàng trung ương linh hoạt hơn trong việc quản lý dự trữ USD của họ và có thể dễ dàng rút tiền khi cần mà không gây xáo trộn thị trường.

Từ Tokyo đến Istanbul, các nhà hoạch định chính sách đang vào cuộc để bảo vệ tỷ giá hối đoái bằng cả lời nói và hành động. Nguyên nhân là do nền kinh tế Mỹ vững mạnh khiến đồng USD duy trì sức mạnh, đồng thời đẩy lùi kỳ vọng về việc giảm lãi suất của Mỹ.

Tại Nhật Bản, các quan chức gia tăng cảnh báo về việc họ sẽ không dung thứ các hoạt động đầu cơ trên đồng Yên. Điều này khiến các nhà giao dịch ngoại hối nâng cao cảnh giác về khả năng Bộ Tài chính can thiệp, mặc dù không có dấu hiệu nào cho thấy sự tham gia của họ vào thị trường trong tuần này.

Trước khi Nhật Bản can thiệp để bảo vệ đồng Yên vào tháng 10 năm 2022, các ngân hàng trung ương đã đẩy mạnh lượng tiền gửi tại RRP lên mức kỷ lục 333 tỷ USD. Số dư tiền gửi sau đó giảm mạnh nhất trong 5 tháng. Vào thời điểm đó, các quan chức ở Thụy Sĩ và Canada cũng gặp khó khăn về tỷ giá hối đoái suy yếu của họ trong bối cảnh lạm phát tăng vọt và đồng USD tấn công mạnh các nền kinh tế mới nổi, một trong những nguyên nhân gây ra vỡ nợ lịch sử của Sri Lanka. Hiện tại, các quốc gia đang gánh chịu khoản nợ nước ngoài lớn vẫn có nguy cơ vỡ nợ, đặc biệt là Maldives và Bolivia nếu đồng USD tiếp tục mạnh lên.

Đồng USD đã tăng giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác trong năm 2024, đi ngược lại dự đoán của nhiều chuyên gia phố Wall cho rằng đồng đô la sẽ giảm giá. Điều này đã khiến Nhật Bản liên tục đưa ra cảnh báo về việc sẵn sàng can thiệp để hỗ trợ đồng Yên, vốn đang ở mức thấp nhất gần 34 năm. Thổ Nhĩ Kỳ đã bất ngờ tăng lãi suất để vực dậy đồng Lira, trong khi Trung Quốc và Indonesia cũng có những động thái nhằm ổn định đồng nội tệ. Thụy Điển và Ấn Độ cũng đang phải chịu áp lực tương tự.

Theo số liệu mới nhất từ Bộ Tài chính Nhật Bản, dự trữ ngoại tệ của nước này giảm xuống khoảng 1.15 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 2. Con số này giảm 11 tỷ USD so với tháng trước đó. Mặt khác, Nhật Bản đã gửi khoảng 155.2 tỷ USD tại Ngân hàng BIS và các ngân hàng trung ương nước ngoài khác tính đến cuối tháng 2, tăng nhẹ so với 154.9 tỷ USD gửi cuối tháng 1.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

BoE "đóng băng" việc cắt giảm lãi suất, dự kiến tập trung vào thị trường trái phiếu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoE "đóng băng" việc cắt giảm lãi suất, dự kiến tập trung vào thị trường trái phiếu

Mặc dù khả năng BoE cắt giảm lãi suất vào tuần tới dường như thấp, nhưng các nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi thông tin từ cuộc họp này để tìm kiếm manh mối về chính sách tiền tệ tiếp theo, đặc biệt là quyết định về tốc độ bán trái phiếu - một vấn đề nóng bỏng về chính trị.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ