Các nhà cung cấp dầu của Mỹ đang chiếm lĩnh thị trường của OPEC+ trên toàn thế giới
Ngọc Lan
Junior Editor
Ai được hưởng lợi chính từ các lệnh trừng phạt dầu mỏ của Nga và Venezuela? Đó là các nhà cung cấp dầu của Mỹ, những người đã ''xâm nhập'' được vào các thị trường từng bị chi phối bởi OPEC+.
Kể từ khi các quốc gia phương Tây bắt đầu áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga vào năm 2022, xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ đã lập đỉnh hàng tháng trong năm. Và với việc các hạn chế thương mại đối với Venezuela được gia hạn vào tháng 4, dầu thô Mỹ đang bắt đầu thay thế dầu thô bị lệnh trừng phạt ở Ấn Độ, một trong những nước mua dầu mỏ bất hợp pháp lớn nhất.
Các lệnh trừng phạt đã giúp dầu thô Mỹ chiếm lĩnh thị phần trên toàn thế giới. Mặc dù dầu mỏ Mỹ từ lâu đã là nguồn cung cấp hàng đầu thế giới, nhưng sự gián đoạn sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã khiến thị trường này một lần nữa sôi động. Lượng hàng vận chuyển đến châu Âu và châu Á tăng vọt sau đó, biến Mỹ thành một trong những nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Xuất khẩu dầu thô Mỹ tăng mạnh ở thị trường châu Âu và châu Á
Sản lượng kỷ lục của Mỹ ngay sau khi OPEC+ hạn chế nguồn cung của họ, điều này đã giúp các nhà sản xuất Mỹ có chỗ đứng vững chắc hơn ở các thị trường nước ngoài. Giá dầu thực tế đang phản ánh điều đó, với dầu WTI ở Houston được giao dịch gần mức cao nhất kể từ tháng 10 và dầu thô Mars Sour cũng không kém cạnh.
“Sản lượng dầu của Mỹ đang tăng lên trong khi sản lượng của OPEC và Nga đang giảm - vì vậy, theo như quy luật, Mỹ sẽ có thêm thị phần,” Gary Ross, một nhà tư vấn dầu mỏ kỳ cựu chuyển sang quản lý quỹ đầu cơ tại Black Gold Investors cho biết.
Ấn Độ - nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ ba và là khách hàng lớn thứ hai của Moscow sau Trung Quốc - là thị trường mới nhất chứng kiến dòng dầu Mỹ đổ vào. Theo dữ liệu từ công ty theo dõi dầu thô Kpler, dầu Mỹ sang Ấn Độ dự kiến sẽ tăng vọt trong tháng 3 lên mức cao nhất trong gần một năm.
Cùng thời điểm, theo số liệu theo dõi tàu chở dầu của Bloomberg, lượng nhập khẩu dầu của Nga đã giảm khoảng 800,000 thùng/ngày kể từ mức cao nhất của năm ngoái. Lượng hàng xuất khẩu của Nga có thể giảm thêm do các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ không còn chấp nhận hàng hóa từ các tàu chở dầu thuộc sở hữu của Sovcomflot PJSC, công ty điều hành nhà nước Nga, bị Mỹ trừng phạt gần đây.
“Mặc dù nguồn cung của Mỹ không thể thay thế hoàn toàn dầu thô của Nga do sự khác biệt về chất lượng dầu và thời gian vận chuyển, nhưng chắc chắn sẽ xu hướng nhập khẩu dầu Mỹ nhiều hơn,” Matt Smith, nhà phân tích dầu mỏ hàng đầu khu vực châu Mỹ tại Kpler cho biết.
Chuyển biến trong nguồn cung cấp dầu thô của Ấn Độ
Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ cũng đã ngừng mua dầu từ Venezuela trước khi lệnh miễn trừ trừng phạt của Mỹ hết hạn vào giữa tháng tới. Lượng cung cấp từ Venezuela hiện đang trên đà giảm xuống mức thấp nhất trong năm nay.
Ngay cả trước khi loạt hạn chế thương mại mới nhất được áp dụng, Mỹ đã nhanh chóng trở thành nhà cung cấp chính cho châu Á, nơi nhập khẩu dầu thô của Mỹ đạt mức kỷ lục hàng năm vào năm ngoái, theo EIA.
Và ở châu Âu, nơi phần lớn đã ngừng mua dầu mỏ của Nga kể từ khi chiến tranh ở Ukraine bắt đầu, các lô hàng của Mỹ dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 2.2 triệu thùng/ngày vào tháng 3, theo dữ liệu theo dõi tàu do Bloomberg tổng hợp.
Lượng nhập khẩu vào Hà Lan đã tăng vọt kể từ khi WTI được đưa vào chỉ số giá dầu chung vào năm ngoái, đảm bảo dầu thô Mỹ sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong các ngành hàng nhập khẩu của châu Âu.
Nhưng các lô hàng tăng lên đáng kể sau khi các lệnh trừng phạt được áp dụng vì các quốc gia châu Âu tìm kiếm nguồn cung cấp không phải từ Nga. Lượng nhập khẩu của Mỹ sang Pháp tăng gần 40% từ năm 2021 đến năm 2023, trong khi đó nhập khẩu sang Tây Ban Nha tăng 134%.
“Khi sản lượng của Mỹ tiếp tục tăng dần, thì lượng xuất khẩu sẽ càng dồi ,” Matt Smith của Kpler nhận định.
Bloomberg