Các nước phát triển đã dần từ bỏ mục tiêu tăng trưởng ra sao?
Trần Khánh Linh
Junior Economic Analyst
Ngay cả khi các cường quốc lớn trên thế giới nhấn mạnh rằng họ muốn đạt được tăng trưởng kinh tế, hành động và các chính sách của họ lại đang đi ngược lại với mục tiêu ban đầu
Viễn cảnh suy thoái đang bao trùm nền kinh tế toàn cầu hiện nay, các nước giàu trên thế giới đang phải đối mặt với những thách thức liên quan đến vấn đề tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng trong dài hạn đã giảm xuống một cách đáng báo động, gây ra các vấn đề bao gồm mức sống trì trệ và chủ nghĩa dân túy bùng phát. Từ năm 1980 đến năm 2000, GDP trên đầu người tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 2.25%. Kể từ đó, tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống còn khoảng 1.1%.
Mặc dù phần lớn sự tăng trưởng chậm phản ánh các tác nhân bất biến như già hóa dân số, tuy nhiên một vài vấn đề có thể khắc phục được. Vấn đề là việc phục hồi tăng trưởng đã không còn nằm trong danh sách ưu tiên của giới chính trị gia. Ngay cả trong các tuyên ngôn bầu cử, các nhà chính trị cũng ít tập trung vào tăng trưởng hơn trước.
Nửa sau của thế kỷ 20 là thời kỳ vàng son cho tăng trưởng. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ‘’Baby Boomers’’ đã tạo ra một nhóm người lao động được giáo dục tốt hơn bất kỳ thế hệ nào trước đó và cả những người đã góp phần tăng năng suất lao động trung bình thông qua việc tích lũy kinh nghiệm. Trong những năm 1970 và 1980, phụ nữ ở nhiều nước giàu đổ xô tham gia lực lượng lao động. Việc hạ thấp các rào cản thương mại và sự hội nhập của châu Á vào nền kinh tế thế giới sau đó đã dẫn đến việc sản xuất hiệu quả hơn rất nhiều. Đời sống thời bấy giờ trở nên tốt hơn. Năm 1950, gần một phần ba hộ gia đình Mỹ không có nhà vệ sinh xả nước. Tuy nhiên, cho đến năm 2000, hầu hết trong số họ có thể tự hào sở hữu ít nhất hai chiếc ô tô.
Nhiều xu hướng thúc đẩy tăng trưởng kể từ đó đã bị đình trệ hoặc biến mất. Các kỹ năng của lực lượng lao động đã ngừng cải thiện. Ngày càng có nhiều công nhân nghỉ hưu, sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động giảm dần và việc mở rộng giáo dục cơ bản cũng không cải thiện được đáng kể tình hình. Khi người tiêu dùng trở nên giàu có hơn, họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ, những dịch vụ đó lại rất khó đạt được năng suất cao. Các lĩnh vực như giao thông, giáo dục và xây dựng trông giống như hai thập kỷ trước. Những vấn đề khác, chẳng hạn như giáo dục đại học, nhà ở và chăm sóc sức khỏe, bị đè nặng bởi nạn quan liêu và trục lợi.
Già hóa dân số không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến tăng trưởng mà còn khiến các cử tri ít bận tâm hơn về GDP. Tăng trưởng mang lại lợi ích nhiều nhất cho những người lao động đang có mục tiêu sự nghiệp phía trước, chứ không phải những người hưu trí có thu nhập cố định. Qua phân tích về các tuyên ngôn chính trị cho thấy, tâm lý phản đối tăng trưởng đã tăng khoảng 60% kể từ những năm 1980. Các quốc gia phúc lợi đã trở nên tập trung vào việc cung cấp lương hưu và chăm sóc sức khỏe cho người già hơn là đầu tư vào cơ sở hạ tầng thúc đẩy tăng trưởng hay sự phát triển của trẻ nhỏ. Hỗ trợ cho các cải cách thúc đẩy tăng trưởng đã cạn kiệt.
Hơn nữa, ngay cả khi các chính trị gia nói rằng họ muốn thúc đẩy tăng trưởng, hành động và các chính sách của họ lại đang đi ngược lại với mục tiêu được đề ra. Hai vấn đề song hành về thay đổi cấu trúc và suy thoái chính trị có thể đặc biệt thấy rõ ở Anh, quốc gia mà kể từ năm 2007 đã quản lý tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm chỉ ở mức trung bình 0.4%. Việc Anh không xây đủ nhà ở vùng đông nam thịnh vượng hay rời khỏi Liên minh Châu u đã cản trở năng suất và gây thiệt hại cho thương mại cũng như khiến giới đầu tư trở nên lo ngại. Vào tháng 9, Liz Truss trở thành thủ tướng khi hứa hẹn sẽ thúc đẩy tăng trưởng bằng việc cắt giảm thuế do thâm hụt tài trợ, nhưng chỉ thành công trong việc châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính.
Liz Truss, cựu thủ tướng Vương Quốc Anh là một ví dụ điển hình cho việc một nhà chính trị gia đang đi ngược hoàn toàn với mục tiêu của mình.Tổng thống Donald Trump hứa hẹn tăng trưởng 4% hàng năm nhưng ông đã cản trở sự tăng trưởng lâu dài bằng cách làm đứt gãy hệ thống thương mại toàn cầu. Chỉ riêng trong năm ngoái, chính phủ Mỹ đã đưa ra 12,000 quy định mới. Theo thống kê thì hầu hết các nhà lãnh đạo đều tin rằng Chính sách Công nghiệp, Chủ nghĩa bảo hộ và Chính sách Cứu trợ là những giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển nền kinh tế. Điều đó một phần là do niềm tin sai lệch rằng chủ nghĩa tư bản tự do hoặc thương mại tự do là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng trưởng chậm lại. Đôi khi niềm tin này bị bào chữa bởi sai lầm rằng tăng trưởng không thể xanh.
Trên thực tế, sự suy giảm nhân khẩu học cho thấy các cải cách tự do, thúc đẩy tăng trưởng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, điều này cũng không đủ thể khôi phục được đà tăng như giai đoạn cuối thế kỷ 20. Việc chấp nhận thương mại tự do, nới lỏng các quy tắc xây dựng, cải cách chế độ nhập cư và làm cho hệ thống thuế thân thiện với đầu tư kinh doanh có thể tăng thêm nửa điểm phần trăm hoặc hơn cho mức tăng trưởng bình quân đầu người hàng năm. Điều đó sẽ không khiến cử tri thích thú, nhưng tốc độ tăng trưởng ngày nay quá thấp nên mọi sự tiến bộ về mặt tăng trưởng đều trở nên quan trọng, bởi theo thời gian, chính nó sẽ tạo nên sức mạnh kinh tế lớn hơn nhiều.
Hiện tại, phương Tây trông có vẻ tốt đẹp hơn nhờ Trung Quốc và Nga, cả hai nước đều đã gây ra những vết thương kinh tế sâu sắc cho chính họ. Tuy nhiên, trừ khi họ hoàn toàn tập trung vào mục đích tăng trưởng, các nền dân chủ giàu có sẽ chứng kiến sự suy giảm trong hệ thống kinh tế của họ; Trung Quốc và Nga sẽ trở nên yếu thế hơn trên trường thế giới. Robert Lucas, nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel, đã viết: “Khi bạn bắt đầu nghĩ về tăng trưởng, thật khó để nghĩ về bất cứ điều gì khác”. Và giá như các chính phủ thực hiện được bước đầu tiên đó.
Economist