Căng thẳng Trung Đông dịu xuống, giá dầu giảm sâu

Căng thẳng Trung Đông dịu xuống, giá dầu giảm sâu

Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

08:19 20/08/2024

Giá dầu giảm nhẹ trong phiên giao dịch hôm thứ Ba khi Israel chấp thuận một đề xuất nhằm giải quyết các bất đồng cản trở thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza, làm dịu đi lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn tại Trung Đông.

Giá dầu thô Brent giảm 12 cent xuống còn $77.54/ thùng. Giá dầu WTI kỳ hạn tháng 8, giao dịch cuối cùng trong ngày, giảm 14 cent, tương đương 0.2%, xuống mức 74.23 USD/thùng. Hợp đồng kỳ hạn tháng 9 của WTI giảm 15 cent, tương đương 0.2%, xuống mức 73.52 USD/thùng. Hợp đồng kỳ hạn tháng 9 của WTI giảm 15 cent, tương đương 0.2%, xuống mức 73.52 USD/thùng.

Trước đó, giá dầu đã giảm mạnh vào hôm thứ Hai, với Brent giảm khoảng 2.5% và WTI giảm 3%.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã chấp thuận một đề xuất trung gian do Washington đưa ra nhằm giải quyết các bất đồng cản trở thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza, đồng thời kêu gọi Hamas làm tương tự.

Tuy nhiên, tình hình thực tế cho thấy dấu hiệu hòa giải đã giảm xuống, khi nhóm vũ trang Hamas tuyên bố nối lại các cuộc tấn công khủng bố tự sát tại Israel sau nhiều năm, đồng thời nhận trách nhiệm về một vụ nổ ở Tel Aviv vào tối Chủ nhật. Bên cạnh đó, lực lượng y tế cho biết ít nhất 30 người Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của quân đội Israel tại Dải Gaza hôm thứ Hai, làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột rộng lớn hơn.

Giảm bớt lo ngại về nguồn cung, sản lượng tại mỏ dầu Sharara của Libya đã tăng lên khoảng 85,000 thùng/ngày trong một động thái nhằm cung cấp cho nhà máy lọc dầu Zawia, theo hai kỹ sư làm việc tại mỏ dầu cho biết hôm thứ Hai. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya (NOC) đã tuyên bố tình trạng bất khả kháng đối với xuất khẩu dầu từ mỏ này vào ngày 7/8 sau khi các cuộc biểu tình gây gián đoạn sản lượng tại mỏ dầu có công suất 300,000 thùng/ngày.

Tại Mỹ, dự báo tồn kho dầu thô giảm 2.9 triệu thùng trong tuần trước, theo một cuộc thăm dò sơ bộ của Reuters công bố hôm thứ Hai.

Về phía cầu, lo ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc cũng gây áp lực lên giá dầu. Sau một quý II đầy ảm đạm, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục mất đà trong tháng 7 khi giá nhà mới giảm với tốc độ nhanh nhất trong 9 năm, sản lượng công nghiệp chậm lại, tăng trưởng xuất khẩu và đầu tư giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng.

Trong khi đó, các nhà đầu tư cũng chờ đợi dấu hiệu về kế hoạch lãi suất tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Theo một bộ phận nhỏ các nhà kinh tế được Reuters khảo sát, Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại mỗi trong ba cuộc họp còn lại của năm 2024, nhiều hơn một lần so với dự báo tháng trước, đồng thời cho rằng khả năng xảy ra suy thoái là thấp.

Các thành viên của Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) là Mary Daly và Austan Goolsbee cuối tuần qua đã đề cập đến khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ vào tháng 9. Đồng thời, biên bản cuộc họp chính sách gần đây của Fed sẽ được công bố trong tuần này và dự kiến sẽ cho thấy quan điểm "tích cực" từ Fed.

Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ phát biểu tại Jackson Hole vào thứ Sáu và các nhà đầu tư cho rằng ông sẽ thừa nhận khả năng cắt giảm lãi suất.

Việc cắt giảm lãi suất sẽ giảm chi phí vay vốn và có thể thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ tại quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.

Một cuộc tranh chấp lao động sắp tới tại hai tuyến đường sắt chính của Canada có ít khả năng làm giảm đáng kể xuất khẩu dầu hoặc đóng cửa sản xuất tại Canada, nhờ công suất dư thừa trên đường ống Trans Mountain và các đường ống khác, theo những người thân cận với vấn đề này.

investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ