Châu Âu và cuộc khủng hoảng kinh tế được định sẵn
Trần Minh Khoa
Junior Analyst
Một cú sốc lạm phát đi kèm với suy thoái kinh tế là điều là một viễn cảnh khó tránh khỏi đối với Châu Âu trong tương lai gần
Châu Âu đang trong một viễn cảnh đáng báo động. Cuộc xung đột Nga-Ukraina, sự hồi phục không đồng đều sau đại dịch Covid và hạn hán trên diện rộng đã cộng hưởng khiến cho Lục địa già phải đối mặt với muôn vàn những khó khăn từ khủng hoảng năng lượng, lạm phát phi mã cho tới đứt gãy chuỗi cung ứng. Chính phủ các nước vẫn đang nỗ lực tối đa để giảm thiểu thiệt hại. Một trong những dự báo nhận được sự đồng tình bởi số đông lúc này đó là một cuộc khủng hoảng đang dần bao phủ nền kinh tế Châu Âu.
Mức độ trầm trọng của cuộc suy thoái sắp tới sẽ phụ thuộc lớn vào diễn biến của vấn đề năng lượng hiện tại, và các chính sách đối phó của chính phủ. Trong tuần vừa rồi, giá năng lượng tại đây đã đạt một mức cao không tưởng: Hơn 290 EUR cho mỗi MWH đối với các hợp đồng giao vào Quý 4 năm nay (mức giá trước đại dịch chỉ khoảng 30 EUR/MWH); và hơn 1.200 EUR cho mỗi MWH tiền điện hàng ngày ở Đức (khi mà trước đây với giá chỉ có 60 EUR). Do khí gas là nguồn năng lượng có tính linh động cao trong phần lớn hoạt động sản xuất điện tại Châu Âu, giá của nó có tác động lớn tới giá điện tại đây.
Nền kinh tế Châu Âu đang bước vào suy thoái với một nền tảng cơ bản khá tích cực khi thị trường lao động vẫn đang tương đối khỏe mạnh, với tỉ lệ thất nghiệp chỉ mức 6.6% - mức có thể coi là gần đạt toàn dụng lao động. Tốc độ tăng lương có lẽ cũng sẽ tăng tốc trong những tháng sắp tới, khi mà các hợp đồng lao động được gia hạn. Mặc dù niềm tin của người tiêu dùng có suy giảm khi cuộc chiến tranh ở Ukraine mới nổ ra, tuy nhiên mức tiêu thụ không có dấu hiệu sụt giảm. Kỳ vọng lạm phát cũng đã phần nào hạ nhiệt.
Dẫu vậy, có ba lý do chính khiến cho triển vọng của Châu Âu trở nên u ám hơn trong thời gian sắp tới. Thứ nhất, ngành công nghiệp đang chịu một áp lực lớn. Đầu năm nay, nhiều lãnh đạo của các nhà sản xuất lớn nhất Châu Âu đều đã đồng tình rằng việc cắt nguồn cung khí đốt của Nga một cách quá nhanh sẽ đem đến khủng hoảng kinh tế cho châu lục này. Mặc dù ngành sản xuất công nghiệp hiện vẫn đứng vững bất chấp xu hướng tăng cao của giá năng lượng, hầu hết điều này đến từ những đơn hàng đã ký kết từ trước. Số lượng những đơn hàng này là có hạn trong khi số lượng đơn hàng mới so với hàng tồn kho lại đang có xu hướng sụt giảm. Điều này một phần đến từ sự suy yếu của nền kinh tế toàn cầu và đặc biệt là Trung Quốc.
Các bên bị ảnh hưởng nặng nề nhất có lẽ sẽ là các ngành nằm ở phía đông sông Rhine. Nhiều cuộc khảo sát gần đây đối với các ông chủ công nghiệp ở Đức và Áo đều cho thấy một xu hướng chung đó là ngành công nghiệp đang thu hẹp dần. Sự phụ thuộc không lành mạnh của Đức vào người mua Trung Quốc sẽ có nguy cơ kéo nhu cầu hàng hóa từ chuỗi cung ứng Teutonic xuống. Ngành công nghiệp Ý thì dường như đang rơi tự do. Ba Lan và Cộng hòa Séc, mặc dù đều nằm ngoài khu vực đồng EURO,nhưng cũng khó tránh hoàn toàn ảnh hưởng. Một ngoại lệ duy nhất có lẽ chính là Hungary khi sản xuất ở nước này đang mở rộng với một tốc độ vững chắc, nó chủ yếu là do sự đầu tư vào pin, sự bùng nổ của xe điện và các hợp đồng dài hạn.
Lý do thứ hai cho sự ảm đạm của nền kinh tế sắp tới đến từ việc chi tiêu của người tiêu dùng vào mảng dịch vụ sẽ phải vật lộn để giữ vững nền kinh tế của lục địa này. Được thúc đẩy bởi một mùa du lịch sôi động vừa qua ở Pháp và phía nam Châu Âu, khi mà những khách du lịch đã tận dụng số tiền tiết kiệm trong thời gian đại dịch của họ, ngành du lịch đã có những tăng trưởng tốt trong mùa hè vừa rồi. Nhưng tâm lý ngày suy giảm khi người tiêu dùng khi họ đang phải tiết kiệm để chuẩn bị cho một mùa đông dài lạnh giá trước mắt. Theo chỉ số của các nhà quản lý mua hàng của S&P Global, mảng dịch vụ sẽ gặp đình trệ trong những tháng tới, trong đó chịu ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng sẽ là bất động sản và giao thông vận tải.
Lý do cuối cùng đó là Châu Âu dường như chắc chắn sẽ chứng kiến một cú sốc năng lượng đi kèm với cả việc tăng lãi suất. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) hiện đang quyết tâm đưa lạm phát hàng năm trở lại mục tiêu 2% từ mức báo động 9.1% được ghi nhận vào tháng 8, sau khi đã đánh giá thấp khả năng tăng của mức giá trung.
Do vậy, ECB đã củng cố các mục tiêu chống lạm phát của mình bằng việc tăng lãi suất đáng kể. Cụ thể là trong cuộc họp vào ngày 8/9 vừa rồi thì ECB đã tăng lãi suất cơ bản 0.75 điểm phần trăm. Đúng như kỳ vọng, lợi suất trái phiếu Châu Âu ngắn hạn và dài hạn đã có tăng trưởng trong tháng vừa rồi. Dẫu vậy, đồng EUR vẫn đang tiếp tục lao dốc, lần đầu tiên sau hai thập kỷ mà đồng tiền này ngang giá với đồng đô la Mỹ. Điều đó cho thấy viễn cảnh không mấy tốt đẹp của nền kinh tế Châu Âu và khiến các nhà đầu tư quay lưng. Hơn nữa, đó đang trở thành một nỗi lo khác đối với các nhà hoạch định chính sách của châu lục này, khi mà đồng tiền yếu hơn sẽ thúc đẩy lạm phát thông qua việc giá nhập khẩu đắt hơn, ảnh hưởng đến thu nhập thực tế và tiêu dùng.
Tất cả những điều này đều cho thấy nền kinh tế châu Âu nhiều khả năng sẽ bước vào giai đoạn suy thoái, dẫn đầu là Đức, Ý và các nước Trung và Đông Âu. Các nhà phân tích tại ngân hàng JPMorgan Chase dự kiến tỷ lệ tăng trưởng trong quý 4 năm nay sẽ là -2% đối với khu vực sử dụng đồng euro nói chung, -2,5% đối với Pháp và Đức và -3% đối với Ý. Không chỉ có thế, những rắc rối và nợ nần chồng chất của Ý cũng có thể tiềm ẩn gây ra những xáo trộn trên thị trường trái phiếu của Châu Âu.
The Economist