Chi phí vốn toàn cầu bất ngờ tăng trở lại khi doanh nghiệp chuẩn bị cho hậu đại dịch

Chi phí vốn toàn cầu bất ngờ tăng trở lại khi doanh nghiệp chuẩn bị cho hậu đại dịch

Đạt Nguyễn

Đạt Nguyễn

Currency Analyst

19:34 12/09/2021

Xu hướng đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhà máy đang diễn ra trên toàn thế giới kể từ các công ty sản xuất mì gói cho đến những gã khổng lồ trong ngành bán dẫn. Đây là một hiện tượng không thường xuyên xảy ra trong nhiều năm qua.

Ngành bán dẫn đang cần lượng lớn đầu tư vào chi phí vốn
Ngành bán dẫn đang cần lượng lớn đầu tư vào chi phí vốn

Trên góc độ nguồn cung sản phẩm, tắc nghẽn chuỗi cung ứng này gây ra bởi đại dịch Covid-19 đang buộc các doanh nghiệp đầu tư vào các cơ sở sản xuất mới; những lời kêu gọi khuyến khích đầu tư xanh sạch đang dẫn dắt xu hướng chi tiêu cho xe điện, pin và năng lượng thay thế; và cơn đói khát chất bán dẫn khổng lồ đã dấy lên một làn sóng đầu tư.

 

Trên góc độ nhu cầu tiêu dùng, nhìn vào dữ liệu chi tiêu của các hộ gia đình bị dồn nén có thể hiểu số tiền dành cho CAPEX hoàn toàn xứng đáng để thuyết phục các giám đốc giải ngân. Bởi đó chính là một dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang đặt cược vào triển vọng phục hồi kinh tế của thế giới ngay cả khi chủng virus Delta vẫn còn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, còn một động lực khiến đầu tư CAPEX trở nên hấp dẫn hơn nữa đó là mặt bằng lãi suất ở mức thấp và khả năng cao sẽ tiếp tục duy trì trong vài năm tới. 

 

Theo đánh giá của S&P Global Ratings, trên toàn cầu, chi phí vốn của doanh nghiệp sẽ tăng 13% trong năm nay với sự tăng trưởng ở tất cả các khu vực và các lĩnh vực quan trọng - đặc biệt là ngành bán dẫn, bán lẻ, phần mềm và vận tải. Các nhà kinh tế tại Morgan Stanley dự báo đầu tư toàn cầu sẽ đạt 115% và 121% so với mức trước suy thoái vào cuối năm 2021 và cuối năm 2022, một mức phục hồi nhanh hơn nhiều so với các đợt suy thoái trước đó.

 

Theo ông Rob Subbaraman, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu tại tập đoàn Nomura, cho biết: “Sự phục hồi trong đầu tư kinh doanh là rất quan trọng đối với tăng trưởng dài hạn, vì khả năng tích lũy vốn là chìa khóa để nâng cao hiệu quả hoạt động. Do đó, việc cần làm đó là đầu tư kinh doanh và cải cách cơ chế hoạt động để duy trì tăng trưởng.”

 

 

Ảnh 1: Ước tính mới nhất của S&P cho thấy rằng vốn đầu tư sẽ tăng 13% trong năm nay

 

Theo kinh tế trưởng Bloomberg phụ trách thị trường Mỹ, bà Anna Wong, cho biết “đầu tư CAPEX vào các lĩnh vực được hưởng lợi từ các đợt phong tỏa và làm việc từ xa đang gia tăng nhanh chóng trong mùa dịch.”

 

Với lạm phát đang gia tăng, dấu hiệu thu hẹp nới lỏng của ngân hàng trung ương đang lu mờ và đình trệ trong chuỗi cung ứng tiếp tục diễn ra, mức chi tiêu cho CAPEX sẽ mang lại một tia hy vọng hiếm hoi cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2022 và hơn thế nữa. Đây cũng là một động lực khác biệt so với cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, khi phải thắt lưng buộc bụng và đầu tư trì trệ đã kéo theo việc làm và mức lương đi xuống trong một khoảng thời gian tại thời điểm đó.

 

Ví dụ về chi tiêu mới là bằng chứng từ các thị trường mới nổi cho đến các công ty lớn nhất thế giới.

 

Tập đoàn Chaudhary Group có trụ sở tại Nepal, nổi tiếng với các sản phẩm bao gồm mì ăn liền, đồ ăn nhẹ và đồ uống, có nguồn xuất khẩu tới hơn 35 quốc gia - đang mở rộng chi nhánh tại Ai Cập để sản xuất mì cho thị trường châu Phi. Nhà máy mới sẽ sản xuất thêm một triệu gói mì mỗi ngày, sử dụng 500 nhân viên và tiêu tốn khoảng 10 triệu USD để phát triển, GP Sah, giám đốc kinh doanh toàn cầu của bộ phận hàng tiêu dùng nhanh, trả lời phỏng vấn. Công ty cũng đang để mắt đến các cơ hội ở Mỹ La-tin. Ông nói: “Chúng tôi muốn trở thành một công ty mì phổ biến trên toàn cầu”.

 

Chuỗi cửa hàng bán lẻ Walmart vào tháng 2 tiết lộ về khoản đầu tư trị giá 14 tỷ USD trong năm nay vào các lĩnh vực bao gồm chuỗi cung ứng, tự động hóa và công nghệ, tăng từ 10.3 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Giám đốc tài chính Brett Biggs phát biểu trong buổi công bố thông tin với các chuyên gia đầu tư: “Gia tăng đầu tư có thể gây khó chịu ở thời điểm này, tuy nhiên chúng tôi đang muốn nâng tầm vị thế cạnh tranh của mình. Đây là bước đặt nền móng để mở rộng hơn.”

 

Tại Hoa Kỳ, chi tiêu kinh doanh cho thiết bị phần mềm năm nay đã chạm mức trung bình hàng năm là 13.4% chỉ trong vòng hai quý đầu năm - tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1984. Chỉ riêng chi tiêu cho thiết bị đã đạt mức trung bình 14.4% trong năm qua, cao hơn gấp đôi so với trung bình của năm 2009-2019 mở rộng.

 

Craig Arnold, giám đốc điều hành tại tập đoàn Eaton chuyên sản xuất các phụ kiện công nghiệp, cho biết: “Thị trường sản xuất công nghiệp đang trong giai đoạn phục hồi tương đối sớm. Trong những năm qua, có rất ít công ty đầu tư vào dây chuyền sản xuất và đó đó, thẳng thắn mà nói tôi nghĩ rằng thị trường này sẽ có mức tăng trưởng tốt trong năm 22.”

 

Châu Âu cũng đã sẵn sàng cho việc tăng chi tiêu CAPEX. Theo S&P Global Ratings dự đoán mức tăng 16.6% vào năm 2021 - mức tăng lớn nhất kể từ năm 2006. Đầu tư kinh doanh vào Vương quốc Anh, vốn bị kìm hãm do quốc gia này rời khỏi Liên minh Châu Âu, cũng đã bắt đầu phục hồi, nhưng vẫn thấp hơn 15% so với mức trước đại dịch vào cuối quý II.

 

U.S. investment in equipment, structures and software has been solid for past year

 

Ảnh 2: Đầu tư vào các trang thiết bị phần mềm và công nghệ tại Mỹ kể từ 1980 - nay.

 

Làm việc tại nhà và tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế kỹ thuật số đã thúc đẩy nhu cầu về chất bán dẫn, để lại sự thiếu hụt đang định hình lại đầu tư vào lĩnh vực này. Hàn Quốc có kế hoạch chi khoảng 450 tỷ USD, do Samsung Electronics và SK Hynix dẫn đầu để xây dựng cơ sở sản xuất chip lớn nhất thế giới trong thập kỷ tới.

 

Tại Nhật Bản, các nhà sản xuất đang đóng góp nhiều nhất tới phục hồi kinh tế thì đang đối mặt với thiếu hụt nguồn cung chip. Công ty Rohm, một nhà sản xuất chip cho các khách hàng lớn bao gồm Toyota Motor, Ford Motor và Honda Motor, đang “đầu tư lớn” cho năm tài chính tiếp theo ngoài 70 tỷ JPY (637 triệu USD) đã dành cho hiện tại năm kết thúc vào tháng 3 năm 2022.

 

Giám đốc điều hành Isao Matsumoto chia sẻ: “Chúng tôi sẽ bị bỏ lại phía sau nếu không có động thái đi trước.” Nhà sản xuất chip có trụ sở tại Kyoto này có các nhà máy ở Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan và Philippines cũng như các nhà máy trong nước. Matsumoto nói: “Đại dịch mang lại cho chúng tôi nhiều rủi ro khác nhau. Chúng tôi muốn phân tán các cơ sở sản xuất của mình”.

 

Capex Boost

 

Ảnh 3: Chi phí dành cho đầu tư CAPEX theo từng ngành, từng khu vực trên thế giới.

Một động lực khác là biến đổi khí hậu, đang buộc các công ty phải trang bị lại hoạt động khi các chính phủ thúc đẩy thông qua các chính sách năng lượng sạch. Theo dữ liệu từ Bloomberg NEF, một khoản đầu tư kỷ lục 174 tỷ USD đã được đầu tư vào năng lượng mặt trời, gió ngoài khơi và các công nghệ xanh khác và các công ty trong nửa đầu năm nay, với số liệu cần thiết hơn nữa để hạn chế phát thải carbon.

 

Có thể thấy xu hướng chú ý tới ô tô thân thiện với môi trường đang nở rộ ở Trung Quốc, nơi chi phí tiếp thị và nghiên cứu và phát triển của một số nhà sản xuất ô tô điện trong quý trước là đáng chú ý. Công ty Xpeng đã báo cáo mức lỗ lớn hơn ước tính một phần do số lượng nhân viên R&D đã tăng trưởng thêm hơn 3.000 người tính đến tháng 6 năm nay, tăng gần 50% so với đầu năm.

 

Để chắc chắn, cổ tức tăng trưởng phụ thuộc vào chi tiêu đã hứa được chuyển giao.

 

Người ta lo ngại rằng đà tăng chi phí vốn sẽ dừng lại khi nhu cầu tiêu dùng nguội đi hoặc tình trạng thiếu hàng hóa sẽ chuyển thành dư cung khi giai đoạn then chốt trong trận chiến với đại dịch qua đi. Các nhà kinh tế cũng cho biết một số khoản đầu tư có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi, điều này sẽ để lại nhiều công việc được hứa hẹn và các nhà máy trông giống như cường điệu hơn là thực tế.

 

Hiện tại, các công ty đang đánh cược rằng họ có nhiều thứ để mất hơn so với kịch bản không nâng cấp.

 

Theo Karen Harris, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Bain’s Macro Trends Group ở New York, đầu tư dài hạn sẽ được thúc đẩy bởi các xu hướng như đa dạng hóa chuỗi cung ứng hoặc tự động hóa tăng tốc trong lĩnh vực dịch vụ khi lực lượng lao động già đi. Bà nói: “Nhiều doanh nghiệp theo định hướng dịch vụ hiện có cơ hội đầu tư không tiếc lời để nâng cao năng suất lao động ngày nay.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ