Chỉ riêng chính sách nới lỏng không đủ để vực dậy kinh tế Trung Quốc
Nguyễn Thu Thủy
Junior Analyst
Để phục hồi tăng trưởng, chính phủ cần giải quyết các vấn đề sâu xa hơn đang cản trở các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Khi Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đến thăm Bắc Kinh vào tuần này, bà đã có một số câu hỏi dành cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc: họ định làm gì đối với sự phục hồi chậm chạp trong nước, vốn đã tạo ra rào cản đối với thị trường và nền kinh tế toàn cầu. Có thể cần phải tăng cường các biện pháp kích thích ngắn hạn, nhưng làm như vậy sẽ không giải quyết được các vấn đề sâu xa hơn đang kìm hãm tăng trưởng.
Việc chính phủ dỡ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt chống dịch Covid-19 đã tạo nên sự bùng nổ chi tiêu vào đầu năm, thúc đẩy hy vọng rằng Trung Quốc có thể phục hồi mạnh mẽ, đồng thời mang lại động lực rất cần thiết cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2023. Tuy nhiên, do thị trường bất động sản đang chững lại cùng những thiệt hại tài chính do đại dịch gây ra, người tiêu dùng đã thắt chặt chi tiêu hơn. Các doanh nghiệp đã áp dụng chiến lược này sau khi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lệnh phong tỏa do Covid: So với năm 2022 đến nay, đầu tư tư nhân giảm.
Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc vẫn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng hàng năm 5%, nhưng các thách thức trước mắt với nền kinh tế vẫn đang hiện hữu. Xuất khẩu đang bị cản trở do thiếu nhu cầu ở nước ngoài và chuỗi cung ứng đang trong tình trạng thiết lập lại để ổn định. Triển vọng ngành bất động sản vẫn ảm đạm. Bloomberg Economics ước tính rằng các khoản nợ liên quan tới các nhà phát triển BĐS chiếm khoảng 12% tổng GDP là một rủi ro vỡ nợ tương đối. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trẻ hiện lên tới 20%, một kỷ lục đáng báo động. Lo lắng của các nhà đầu tư nước ngoài là mẫu thuẫn giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ.
Chuyến thăm thành công của Yellen có thể làm giảm bớt một số lo ngại sau này. Nhưng các công ty Trung Quốc sẽ không bắt đầu đầu tư trở lại cho đến khi họ thấy nhu cầu phục hồi bền vững. Điều này là tin xấu cho những người lao động trẻ tuổi, đặc biệt: Khu vực tư nhân ở Trung Quốc chiếm 90% việc làm mới và 80% việc làm ở các khu vực đô thị. Trong khi đó, sự tăng trưởng của Trung Quốc là rất quan trọng để ngăn chặn sự suy giảm toàn cầu khi châu Âu đang rơi vào suy thoái và Mỹ có thể đang đi trên con đường tương tự.
Mặc dù một quan chức cao cấp của Trung Quốc đã cảnh báo tình hình đòi hỏi “các biện pháp mạnh mẽ”, tuy nhiên chính phủ cho đến nay chỉ thực hiện một số ít hành động để thúc đẩy nền kinh tế, đáng chú ý nhất là việc cắt giảm lãi suất vào tháng trước. Các đề xuất hỗ trợ thị trường bất động sản, khuyến khích tiêu dùng ô tô và đồ gia dụng cũng đang được thảo luận.
Hành động một cách thận trọng là điều dễ hiểu. Không rõ rằng việc cắt giảm lãi suất hơn nữa sẽ mang lại nhiều lợi ích hay không, do các hộ gia đình và các công ty tư nhân không thích rủi ro không kêu gọi các khoản vay mới. Rót thêm tiền vào cơ sở hạ tầng - kế sách truyền thống của Bắc Kinh - không có khả năng thúc đẩy tăng trưởng một cách hiệu quả, bởi vì lợi nhuận thu được từ các dự án như vậy gần đây rất thấp.
Bất kỳ biện pháp kích thích ngắn hạn nào đều nhắm tới mục tiêu thúc đẩy nhu cầu. Chính phủ có thể làm nhiều hơn để cung cấp thêm tiền mặt cho người tiêu dùng — chẳng hạn như thông qua chuyển khoản cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, giảm thuế hoặc phiếu giảm giá mua hàng.
Thêm vào đó, điều quan trọng không kém là giải quyết những lo lắng dài hạn đang đè nặng lên nhiều người Trung Quốc. Ví dụ, chính phủ từ lâu đã biết rằng họ phải tăng tốc nỗ lực tăng lương hưu và củng cố mạng lưới an sinh xã hội. Các hộ gia đình tích trữ tiền tiết kiệm một phần để trang trải chi phí chăm sóc người cao tuổi, chăm sóc sức khỏe và hưu trí. Cho đến khi những lo lắng đó được giải tỏa, người tiêu dùng sẽ vẫn khó có thể chi tiêu thoải mái.
Các doanh nghiệp tư nhân đang phát triển của Trung Quốc, vốn đã chứng kiến chính phủ vùi dập toàn bộ các ngành công nghiệp bằng các cuộc đàn áp theo quy định trong những năm gần đây, cũng cần được trấn an. Trong khi các quan chức từ Chủ tịch Tập Cận Bình trở xuống khẳng định rằng các doanh nhân vẫn được coi trọng, thì chỉ lời nói thôi là chưa đủ. Lý tưởng nhất là chính phủ sẽ bắt đầu tạo sân chơi bình đẳng giữa các công ty tư nhân và công ty nhà nước — cung cấp khả năng tiếp cận tốt hơn với các hợp đồng đất đai, tài chính và mua sắm, cũng như đối xử bình đẳng theo quy định. Tăng cường hỗ trợ tài chính cho chính quyền địa phương sẽ làm giảm động lực của họ trong việc loại bỏ các công ty tư nhân bằng các khoản phí và thuế để đạt được mục tiêu doanh thu.
Sự chậm lại hiện tại chưa phải là một cuộc khủng hoảng. Đó có thể là một cơ hội để Trung Quốc giải quyết các vấn đề mang tính cấu trúc, và những vấn đề sẽ chỉ tạo ra nhiều thách thức hơn khi chúng bị lảng tránh.
Bloomberg