Chiến dịch thắt chặt định lượng 1 nghìn tỷ USD của Fed không gây "nguy hiểm" cho thị trường

Chiến dịch thắt chặt định lượng 1 nghìn tỷ USD của Fed không gây "nguy hiểm" cho thị trường

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

16:24 06/09/2023

Cục Dự trữ Liên bang hiện đã bán khoảng 1 nghìn tỷ USD trái phiếu nắm giữ kể từ khi bắt tay xử lý bảng cân đối kế toán cồng kềnh vào năm ngoái. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy việc này dẫn đến các căng thẳng trên thị trường tài chính.

Tài khoản thị trường mở - danh mục tài sản của Fed - hiện có khoảng 7.4 nghìn tỷ USD, giảm so với mức kỷ lục 8.4 nghìn tỷ USD đạt được vào tháng 4 năm ngoái, theo dữ liệu từ Fed New York. Là một phần của chiến dịch thắt chặt tiền tệ lớn nhất trong nhiều thập kỷ, Fed đang cho phép tới 60 tỷ USD trái phiếu chính phủ và 35 tỷ USD nợ thế chấp đáo hạn mỗi tháng mà không cần thay thế.

Việc Fed giảm nắm giữ tài sản buộc Bộ Tài chính Mỹ phải phụ thuộc nhiều hơn vào khu vực tư nhân để gánh nợ liên bang. Cho đến nay, các quỹ thị trường tiền tệ và những bên mua khác đang rất phấn khởi khi mua được hàng loạt tín phiếu kho bạc mà Washington phát hành để tăng lượng vốn của mình. Việc phát hành càng trở nên mạnh mẽ hơn do nhu cầu bổ sung tiền mặt sau tranh chấp về trần nợ.

Blake Gwinn, trưởng bộ phận chiến lược lãi suất Hoa Kỳ tại RBC Capital Markets, cho biết: “Cho đến nay, đợt bán trái phiếu Fed khá nhẹ nhàng. Chúng tôi chưa thấy tác động lớn của QT trên thị trường”, ông nói, đề cập đến việc thắt chặt định lượng, thuật ngữ chỉ sự thu hẹp bảng cân đối kế toán của Fed.

So sánh với năm 2019, khi thị trường tiền tệ của Hoa Kỳ sôi động trong lần đầu tiên Fed áp dụng QT, công cụ này đã làm cạn kiệt dự trữ ngân hàng, gây ra tình trạng khan hiếm mà chủ tịch Fed Jerome Powell thừa nhận trong cuộc họp quốc hội vào tháng 6.

Ông Gwinn nhấn mạnh rằng tính đến thời điểm hiện tại, dự trữ hầu như không thay đổi trong những tháng gần đây. Thay vào đó, QT đã kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ một cơ sở các quỹ thị trường tiền tệ gửi tiền mặt của họ - thỏa thuận repo đảo ngược của Fed (RRP). Tài khoản đó hiện có giá trị khoảng 1.6 nghìn tỷ USD - tương đương một nửa lượng dự trữ ngân hàng - sau khi đạt mức cao khoảng 2.6 nghìn tỷ USD vào tháng 12.

Việc QT tiếp tục hoạt động có khả năng sẽ ăn sâu hơn vào dự trữ, tạo ra nhiều thử thách hơn trên thị trường. Một động lực quan trọng khác là Bộ Tài chính quyết định bán trái phiếu để đối phó với yêu cầu tài trợ và tình trạng thâm hụt tài chính ngày càng gia tăng. Gần đây, tín phiếu kho bạc có lãi suất cao đang ghi nhận nhu cầu mạnh mẽ. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng đang tăng cường bán chứng khoán kỳ hạn dài hơn.

Vào tháng 8, Bộ Tài chính Mỹ đã bắt đầu mở rộng quy mô đấu thầu trái phiếu lần đầu tiên sau hơn 2 năm. Ông Gwinn dự báo một lần đấu thầu tương tự diễn ra vào tháng 11 và một lần nhỏ hơn một chút vào tháng 2.

“Cách Bộ Tài chính cố gắng bù đắp khoản lỗ của Fed cũng là một yếu tố chính để đo lường mức độ ảnh hưởng của QT đến thị trường”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tàn dư cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ vẫn còn đó!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tàn dư cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ vẫn còn đó!

Cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ đang hạ nhiệt, nhưng tác động của giai đoạn khó khăn vẫn còn kéo dài, với nhiều người phải tìm đến các trại tạm trú và ngân hàng thực phẩm do chi phí sinh hoạt tăng cao. Nhiều gia đình vẫn gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu cơ bản do giá cả tăng vượt mức thu nhập. Trong khi đó, những người sở hữu tài sản, như cổ phiếu và bất động sản, lại được hưởng lợi từ sự gia tăng giá trị của tài sản trong bối cảnh kinh tế cải thiện.
Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông không tuyên bố đã chiến thắng hoàn toàn lạm phát. Thay vào đó, ông đang ghi nhận một bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông coi đây là một điểm chuyển hướng đáng kể, báo hiệu sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực ổn định nền kinh tế và kiềm chế áp lực giá cả.
Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990

Từ đầu thập kỷ này, tác giả đã tập trung vào ba kịch bản: một là sự bùng nổ kinh tế kiểu "Roaring 2020s" như thập niên 1920, hai là sự tăng giá chóng mặt của thị trường chứng khoán như thập niên 1990, và ba là một kịch bản giống "That '70s Show" với các cú sốc địa chính trị đẩy giá dầu và lạm phát tăng vọt.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ