Chiến lược gia JPMorgan duy trì nhận định bearish trước sự suy yếu của S&P 500
Trần Minh Đức
Junior Analyst
Chiến lược gia Marko Kolanovic của JPMorgan vẫn giữ quan điểm tiêu cực về cổ phiếu ngay cả khi S&P 500 tiến sát mức mà ông dự báo vào cuối năm, khẳng định tầm nhìn chính xác của chiến lược gia này sau đợt phục hồi hồi đầu năm nay.
Giám đốc chiến lược thị trường của ngân hàng,cho biết hôm thứ Tư rằng ông dự báo thị trường chứng khoán sẽ biến động mạnh. Ông cho biết sự ổn định của Chỉ số biến động Cboe - hay VIX – trong suốt đợt tăng vào mùa hè vừa qua là một sai sót kỹ thuật, không phản ánh các nguyên tắc cơ bản về kinh tế vĩ mô.
Chiến lược gia này nhận thấy thị trường chứng khoán sẽ có nhiều biến động hơn khi lãi suất quỹ liên bang tăng cao gây ra sự không chắc chắn về hướng đi của nền kinh tế Mỹ. Ông dự đoán điều đó sẽ khiến các nhà đầu tư rút lui, khiến cổ phiếu trở thành một kênh đầu tư kém hấp dẫn so với trái phiếu.
“Điều này có thể sẽ tiếp tục xảy ra chừng nào lãi suất vẫn cao và rủi ro địa chính trị vẫn tồn tại”.
Ông Kolanovic là một trong những người lạc quan nhất ở Phố Wall trong đợt bán tháo thị trường năm 2022 nhưng sau đó đã thay đổi quan điểm của mình. Ông cắt giảm phân bổ tài sản vào cổ phiếu trong tháng 12, tháng 1, tháng 3 và tháng 5 do triển vọng kinh tế năm nay xấu đi.
Quan điểm bearish của chiến lược gia này đã không thành hiện thực trong nửa đầu năm 2023 khi S&P 500 tăng khoảng 16%.
Tuy nhiên, pha giảm gần đây của chứng khoán Mỹ đã đưa S&P 500 tiến gần hơn đến mục tiêu cuối năm của ông tại 4,200, trong khi các nhà đầu tư lo ngại về rủi ro lãi suất cao khi Fed phát tín hiệu rằng họ có thể sẽ tiếp tục thắt chặt trong năm tới. Chỉ số đóng cửa ở mức 4,274.5 trong phiên thứ Tư nhưng vẫn tăng hơn 10% trong năm nay.
Kolanovic viết: “Khi mục tiêu giá của chúng tôi đã đạt được, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? “Lãi suất – lịch sử không lặp lại, nhưng nó giống với năm 2008.”
Kolanovic cảnh báo, trong khi lượng vốn đầu tư và đòn bẩy trên thị trường bất động sản và ngành tài chính cao hơn sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nhà đầu tư nên “theo dõi cẩn thận sức ảnh hưởng của cú sốc lãi suất trên khắp các thị trường và các phân khúc khác nhau của nền kinh tế”.
Bloomberg