Chiến tranh thương mại sẽ như thế nào sau khi bầu cử tổng thống Mỹ kết thúc?

Chiến tranh thương mại sẽ như thế nào sau khi bầu cử tổng thống Mỹ kết thúc?

Hữu Thăng

Hữu Thăng

FX Strategist

20:27 14/10/2020

Những kịch bản nào có thể xảy ra với các cuộc chiến thương mại mà Mỹ đã tham gia dưới thời Tổng thống Trump sau cuộc bầu cử tháng 11 tới?

Tóm tắt ý chính:

  • Chiến tranh thương mại do Mỹ dẫn đầu với Trung Quốc và EU có thể sẽ tiếp tục dưới thời chính quyền Trump
  • Các vấn đề địa chính trị đa tầng không liên quan đến thương mại có thể lấn sang các cuộc thảo luận về vấn đề thương mại
  • Chính quyền ông Biden có thể xoa dịu căng thẳng với EU nhưng sẽ có ít động lực hơn để giảm bớt áp lực với Trung Quốc

1. DONALD TRUMP TÁI ĐẮC CỬ: Mạnh tay với Trung Quốc

Nếu tái đắc cử, Tổng thống Donald Trump có thể sẽ mạnh tay đối với Trung Quốc và tìm kiếm thêm sự nhượng bộ trong giai đoạn 2 của thỏa thuận thương mại, vốn đã được chờ đợi từ lâu. Trong khi thoả thuận giai đoạn 1 đã được ký kết, đại dịch COVID-19 đã làm phức tạp tình hình vốn đã mong manh. Nhu cầu trong nước bị giảm mạnh khiến Trung Quốc đã không thể giữ đúng cam kết trong thoả thuận. 

10 sự kiện quan trọng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

  • Ngày 22/01/2018: Hoa Kỳ đánh thuế tất cả máy giặt và tấm pin mặt trời nhập khẩu (không chỉ từ Trung Quốc).
  • Ngày 08/032018: Mỹ áp 25% thuế nhập khẩu thép, 10% thuế nhôm.
  • Ngày 02/04/2018: Trung Quốc áp thuế lên tới 25% đối với 128 sản phẩm của Mỹ.
  • Ngày 07/08/2018: Mỹ công bố danh sách 16 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc bị đánh thuế 25%. Trung Quốc trả đũa với mức thuế 25% đối với 16 tỷ USD hàng hóa Mỹ.
  • Ngày 01/12/2018: Trung Quốc và Mỹ đồng ý ngừng leo thang căng thẳng trong 90 ngày, hai bên thảo luận về giải pháp.
  • Tháng 5/2019: Sau khi các cuộc đàm phán thương mại thất bại, Trump tweet ý định tăng mức thuế đối với 200 tỷ dollar hàng hóa Trung Quốc lên 25% vào ngày 10 tháng 5.
  • Ngày 01/08/2019: Đàm phán thương mại Mỹ-Trung thất bại tại G20, Trump tuyên bố áp thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc
  • Ngày 05/08/2019: Trung Quốc ngừng mua nông sản của Mỹ, tỷ giá USD/CNY vượt qua ngưỡng 7.000.
  • Ngày 20/09/2019: Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, USTR (Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ) thông báo miễn trừ thuế quan đối với 400 sản phẩm từ Trung Quốc
  • Ngày 11/10/2019: Trump công bố thỏa thuận Giai đoạn 1. Thỏa thuận được ký chính thức vào ngày 15/01/2020

(Có khoảng 30 sự kiện quan trọng khác có thể được tính đến, nhưng tôi chỉ liệt kê những sự kiện gần thời điểm viết bài nhất trong bài viết này.)

Tiếp đến, việc hòa giải thậm chí còn trở nên khó khăn hơn khi Mỹ và Trung Quốc áp dụng những phương thức kế toán khác nhau. Không quá bất ngờ khi cách tiếp cận của mỗi bên đều có lợi cho riêng họ. Việc ông Trump hướng tới sự “mềm mỏng” hơn trong cuộc chiến thương mại vào cuối năm 2020 có thể là nhằm tránh tạo ra sự bất ổn kinh tế và tài chính trước thềm cuộc bầu cử.

TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG QUỐC ĐẾN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI - BIỂU ĐỒ DAILY.

EUR, AUD, đồng tiền của các thị trường mới nổi, ETF các cổ phiếu giá thấp đều giảm - Chỉ số DXY, đồng JPY tăng

Tuy vậy, nếu tái đắc cử, Tổng thống Trump có thể sẽ tăng áp lực lên Trung Quốc cùng với những động thái mạnh mẽ nhằm phê chuẩn thoả thuận giai đoạn 2. Điều này cũng có thể xảy ra đồng thời với căng thẳng ngoại giao với Bắc Kinh về dự luật an ninh quốc gia của Trung Quốc đối với Hồng Kông, dự luật mà vốn đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích. Căng thẳng gia tăng tại điểm nóng địa chính trị đó có thể lan sang các cuộc đàm phán thương mại như đã từng xảy ra hồi năm 2019.

Một vấn đề nổi cộm khác có thể gây ảnh hưởng đến cổ phiếu và các tài sản nhạy cảm với chu kỳ kinh tế là các mâu thuẫn liên quan đến phần mềm công nghệ của Trung Quốc. Tranh cãi về việc cài đặt TikTok, WeChat và công nghệ 5G của Huawei tiếp tục là điểm mấu chốt trong mối quan hệ xuyên Thái Bình Dương và khả năng cao sẽ chỉ leo thang dưới sự điều hành của chính quyền Tổng thống Trump. Lệnh hạn chế xuất khẩu công nghệ cho Huawei đã khiến Trung Quốc phải bắt đầu lập kế hoạch phát triển chất bán dẫn của riêng mình.

Căng thẳng chính trị ở Biển Đông về các hoạt động quân sự và kinh tế của Bắc Kinh cũng đã góp phần vào căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung. Ngoài việc xây dựng đảo và xây dựng căn cứ, tuyên bố hung hăng của gã khổng lồ châu Á về nghề cá chiến lược càng tạo ra sự bất bình trong khu vực đối với Việt Nam, Đài Loan và Philippines. Lập trường mạnh mẽ hơn của chính quyền Trump chống lại Trung Quốc có thể làm tăng nguy cơ xung đột trực diện - mặc dù xác suất này vẫn tương đối thấp.

Những rủi ro địa chính trị trên có thể đẩy giá các đồng tiền trú ẩn như dollar Mỹ và đồng Yên Nhật tăng cao hơn trong khi làm các đồng tiền hàng hoá như dollar Úc và New Zealand giảm giá. Các đồng tiền gắn với tăng trưởng kinh tế này đặc biệt dễ bị tổn thương khi quan hệ Mỹ - Trung xấu đi bởi chúng phụ thuộc nhiều vào triển vọng kinh tế của Trung Quốc. Sự đối lập này sẽ được khuếch đại nếu những vấn đề địa chính trị được đề cập đến trong các cuộc đàm phán thương mại.

TẬP TRUNG VÀO CHÂU ÂU

Từ góc độ thị trường, việc Donald Trump tái đắc cử có thể đẩy đồng bạc xanh cùng với đồng Yen, hai đồng phòng hộ rủi ro, tăng giá chỉ dựa trên những diễn biến của cuộc chiến thương mại. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Trump không chỉ khơi mào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc mà nhiều người tin rằng hành động đó làm triển vọng tăng trưởng toàn cầu bị chậm lại, mà chính quyền Donald Trump còn làm rạn nứt cả mối quan hệ với châu Âu với những chính sách như đánh thuế nhôm, thép và doạ áp đặt thêm thuế nhập khẩu.

Có lẽ rủi ro đáng chú ý nhất đối với châu Âu - vốn vẫn chưa được loại trừ - là thuế ô tô. Mối đe dọa này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế châu Âu vì nó sẽ tác động mạnh nhất và trực tiếp đến Đức - nền kinh tế và nhà sản xuất ô tô lớn nhất khu vực này. Năm ngoái, ông Trump suýt nữa đã sử dụng Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, là chính sách thời Chiến tranh Lạnh có thể làm tăng thuế ô tô lên tới 25%.

Liên minh châu Âu cũng đáp trả bằng cách sử dụng thuế quan nhắm vào các bang chiến lược của Mỹ với các mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Nước cam và rượu bourbon của Mỹ là hai trong số nhiều sản phẩm bị ảnh hưởng. Nước cam là mặt hàng xuất khẩu chủ lực từ Florida, một bang vô cùng quan trọng trong các cuộc bầu cử ở Mỹ và rượu bourbon là đặc sản của bang Kentucky, nơi Nhà lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell là Thượng nghĩ sĩ đại diện.

10 sự kiện chính trong dòng thời gian của cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Liên minh Châu Âu

  • Ngày 01/03/2018: Trump tuyên bố Mỹ chuẩn bị áp thuế kim loại.
  • Ngày 03/03/2018: EU có kế hoạch đánh thuế trả đũa các mặt hàng chiến lược là rượu bourbon và nước cam.
  • Ngày 08/03/2018: Mỹ áp thuế nhập khẩu thép 25%, thuế nhôm 10%.
  • Ngày 22/03/2018: Hoa Kỳ đưa ra miễn trừ tạm thời đối với riêng hàng hoá từ EU.
  • Ngày 22/05/2018: Mỹ thông báo điều tra về việc nhập khẩu ô tô có gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia hay không
  • Ngày 01/06/2018: Đàm phán thương mại EU - Hoa Kỳ thất bại trong thoả thuận về việc miễn thuế vĩnh viễn đối với nhôm và thép.
  • Ngày 06/06/2018: Mỹ áp thuế đối với EU, liên minh châu Âu tuyên bố sẵn sàng đáp trả với mức thuế trị giá 2.8 tỷ euro.
  • Ngày 01/07/2018: EU cảnh báo Mỹ rằng gần 300 tỷ USD hàng xuất khẩu ô tô của Mỹ có thể bị áp thuế.
  • Ngày 25/07/2018: Trump và Chủ tịch EC khi đó là ông Junker đạt được thỏa thuận, thuế kim loại được dỡ bỏ.

Lưu ý: Từ ngày 25/07/2018 trở đi, EU và Hoa Kỳ đã “ăn miếng trả miếng” và đe dọa về các biện pháp đối phó bổ sung mà quá nhiều để có thể liệt kê hết. Căng thẳng gần đây nhất được liệt kê trong đoạn dưới đây.

Tranh chấp thương mại kéo dài gần hai thập kỷ với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các khoản trợ cấp bất hợp pháp cho 2 hãng máy bay lớn nhất thế giới Airbus và Boeing là một nguyên nhân khác làm gia tăng rạn nứt Mỹ - EU. Phán quyết gần đây nhất nghiêng về phía Washington, và họ sẽ nhận được khoản bồi thường lớn nhất trong lịch sử của tổ chức này. Nó cho phép Hoa Kỳ áp đặt hợp pháp các mức thuế trị giá 7.5 tỷ USD lên hàng hóa châu Âu - và Washington đã nhận lấy quyền của mình.

Vào giữa tháng 8, Washington cho biết họ sẽ giữ mức thuế 15% đối với Airbus và 25% đối với các hàng hóa châu Âu khác. Brussels hiện đang chờ đợi để đáp trả bằng biện pháp thuế quan của riêng mình nếu họ được WTO chấp thuận bởi Mỹ tài trợ bất hợp pháp cho hãng hàng không Boeing.

Sự phân kỳ trong chính sách đối ngoại của 2 bên về vấn đề Trung Đông - đặc biệt là đối với Iran - cũng có thể tạo thêm một lớp căng thẳng địa chính trị khác cản trở sự hợp tác xuyên Đại Tây Dương. Sau khi Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran, các nhà hoạch định chính sách của EU đã cố gắng tìm các cách để khuyến khích Iran tuân theo thỏa thuận. Điều này khiến các quan chức chủ chốt trong chính quyền ông Trump cảm thấy không hài lòng.

Các quan chức EU đã tạo ra Công cụ hỗ trợ Trao đổi thương mại (INSTEX). Công cụ chuyên dụng này cho phép các công ty châu Âu lách lệnh trừng phạt của Mỹ bằng cách tạo điều kiện cho thương mại không qua hệ thống SWIFT (hệ thống trao đổi giữa các ngân hàng trên thế giới) và không trả bằng dollar Mỹ với Iran. Washington cảnh báo rằng một hành động như vậy có thể dẫn đến lệnh trừng phạt các công ty EU, nhưng Brussels nói rõ rằng các chính sách như vậy có thể dẫn đến đánh thuế với các công ty Mỹ.

2. JOE BIDEN TRỞ THÀNH TỔNG THỐNG: Áp lực nhẹ hơn đối với Trung Quốc

Với những gì ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden và liên danh tranh cử của ông, bà Kamala Harris đã nhắc đến trong các cuộc vận động bầu cử, có vẻ như cách tiếp cận của họ với Trung Quốc về vấn đề thương mại sẽ nhẹ nhàng hơn. Ông Biden nói rằng “Nông dân Mỹ đã bị Trump làm khó khi ông ta tham gia cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc ". Bà Harris cũng lặp lại quan điểm này, nói rằng xung đột kinh tế đang "trừng phạt người tiêu dùng Mỹ và cướp đi việc làm từ người Mỹ".

Phải nói rằng, việc dỡ bỏ thuế quan có thể đi kèm với những ràng buộc. Để tránh bị gắn mác là người “mềm mỏng với Trung Quốc”, đặc biệt là với dự luật an ninh quốc gia Hồng Kông, ông Biden cũng có thể phải đứng lên phản đối gã khổng lồ châu Á. Bên cạnh căng thẳng ngày càng gia tăng ở Biển Đông, ông Biden cũng có thể phải giảm áp lực lên thương mại để đổi lấy những nhượng bộ địa chính trị chiến lược nói trên.

Triển vọng hòa giải - hoặc ít nhất là không leo thang căng thẳng - có thể thúc đẩy tâm lý thị trường và giúp phục hồi niềm tin vào việc khôi phục dần các quy chuẩn thương mại quốc tế, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng toàn cầu. Các thị trường chứng khoán nhờ đó có thể sẽ phục hồi và các đồng tiền hàng hoá như AUD và NZD. Trong khi đó, đồng Yen và dollar Mỹ là hai đồng tiền phòng hộ rủi ro có thể sẽ không tăng giá trong kịch bản này.

HOÀ HỢP LẠI VỚI CHÂU ÂU

Phù hợp với cách tiếp cận tương đối truyền thống của ông Biden, một sự hòa giải giữa 2 thế lực xuyên Đại Tây Dương có thể sẽ được đề cao trong chương trình nghị sự. Việc bãi bỏ thuế quan trị giá 7.5 tỷ USD đối với các sản phẩm châu Âu và bình thường hóa quan hệ thương mại song phương có thể là một phần của kế hoạch rộng lớn hơn nhằm khôi phục mối quan hệ vốn bị rạn nứt. Điều này có thể giúp thị trường chứng khoán tăng điểm nhưng làm giảm nhu cầu đối với các tài sản trú ẩn như dollar Mỹ.

Tuy vậy, ông Biden có thể gặp một số xích mích với các nhà hoạch định chính sách của EU về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật số, mặc dù ở mức độ thấp hơn những gì ông Trump đã phải đối mặt. Vào năm 2019, Pháp gần như đã ký vào một đạo luật về thuế kỹ thuật số được cho là nhắm vào các công ty Mỹ. Chính quyền Trump đã phản đối hành động của họ và sau đó đe dọa áp đặt thuế quan nếu dự luật trên được thông qua.

Nhóm GAFA - Google, Apple, Facebook và Amazon - cũng đã có những tranh cãi với các nhà lập pháp EU. Giải pháp cho vấn đề này dưới sự điều hành của chính quyền Biden sẽ như thế nào thì chưa rõ, nhưng điều gần như chắc chắn là sẽ tiếp tục có căng thẳng giữa các quan chức EU và những gã khổng lồ công nghệ của Mỹ. Sự không chắc chắn về giải pháp có thể ảnh hưởng xấu đến giá cổ phiếu công nghệ, nhưng tác động có thể nhỏ hơn tương đối so với kịch bản ông Trump phải đối phó với nó.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ