Chứng khoán biến động, USD tăng ngay trong ngày đầu Trump nhận chức

Chứng khoán biến động, USD tăng ngay trong ngày đầu Trump nhận chức

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

14:01 21/01/2025

Thị trường tài chính biến động mạnh khi Trump đe dọa áp thuế lên Mexico và Canada, đồng thời ra lệnh điều tra thương mại toàn cầu. Nhà đầu tư lo ngại Trung Quốc có thể là mục tiêu tiếp theo, đẩy USD tăng và gây áp lực lên các tài sản rủi ro.

Các thị trường tài chính nhanh chóng cảm nhận được tác động từ nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump. Ban đầu, giới đầu tư tạm thở phào khi chưa có thuế quan toàn diện ngay lập tức. Tuy nhiên, tâm lý này nhanh chóng bị thay thế bằng lo lắng khi Trump tuyên bố sẽ áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Mexico và Canada trong vài tuần tới.

Đồng USD mở cửa giảm nhưng sau đó bật tăng khi Trump đe dọa áp thuế lên đến 25% đối với hàng nhập khẩu từ hai quốc gia láng giềng ngay từ ngày 1/2. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ biến động mạnh khi thị trường đánh giá tác động tiềm tàng của thuế quan đối với lạm phát. Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc tăng điểm do chưa có thông báo nào về chính sách thuế đối với Bắc Kinh. Dù vậy, giới phân tích cảnh báo không nên vội lạc quan khi chỉ dựa vào những diễn biến ban đầu.

Việc Trump chưa đưa ra chiến lược thương mại rõ ràng khiến thị trường tài chính đứng trước nguy cơ biến động mạnh. Phiên giao dịch tại châu Á diễn ra khá hỗn loạn, sau khi chứng khoán Mỹ tăng và đồng USD suy yếu vào đầu tuần khi Trump tạm hoãn ban hành sắc lệnh hành pháp để áp thuế.

“Nhà đầu tư cần chuẩn bị tâm lý trước những đợt biến động mạnh và giao dịch đảo chiều liên tục do ảnh hưởng từ tin tức, tin đồn thị trường và các bài đăng trên mạng xã hội,” Chetan Seth, chiến lược gia tại Nomura Holdings Inc., nhận định. “Chúng tôi cho rằng chứng khoán châu Á chỉ có thể ổn định khi nỗi lo về thuế quan qua đi, nhưng hiện tại vẫn chưa đến thời điểm đó.”

Tuyên bố của Trump đã khiến đồng CAD và peso Mexico mất tới 1.4% giá trị. Trong khi đó, chỉ số Bloomberg Dollar Index tăng 0.5%. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 9 bps xuống 4.54%, do triển vọng lạm phát có phần dịu lại khi chưa có thuế quan diện rộng ngay lập tức.

Tác động từ chính sách thương mại của Trump không chỉ giới hạn ở Mỹ. Hợp đồng tương lai chứng khoán châu Âu giảm, báo hiệu thị trường khu vực có thể mở cửa trong sắc đỏ.

Từ khi đắc cử vào tháng 11, Trump đã cam kết nhanh chóng thực hiện chính sách “nước Mỹ là trên hết.” Điều này khiến giới đầu tư căng thẳng chờ đợi các sắc lệnh hành pháp đầu tiên từ Nhà Trắng. Những biến động mạnh trên thị trường từ đồng AUD đến chứng khoán châu Âu phản ánh lo ngại rằng thuế quan có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu, trong khi đồng USD hưởng lợi nhờ lập trường thận trọng hơn của Fed về chính sách tiền tệ.

“Chúng tôi đang xem xét mức thuế 25% đối với Mexico và Canada, vì họ đã để một lượng lớn người tràn vào Mỹ,” Trump tuyên bố tại Phòng Bầu dục. “Tôi nghĩ chúng tôi sẽ thực hiện vào ngày 1/2.”

Trump chưa áp thuế Trung Quốc nhưng ra lệnh điều tra thương mại toàn cầu

Dù chưa có động thái áp thuế mới với Trung Quốc, Trump đã chỉ đạo chính quyền rà soát các hành vi thương mại không công bằng trên toàn cầu và kiểm tra việc Bắc Kinh có thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã ký trong nhiệm kỳ đầu hay không.

“Với mức thuế 25% hiện tại làm cơ sở, thị trường chắc chắn sẽ lo ngại liệu Trung Quốc, mục tiêu tiếp theo trong chính sách thuế quan của Trump, có thể đối mặt với mức thuế thậm chí cao hơn,” Jun Rong Yeap, chiến lược gia tại IG Asia Pte, nhận định. “Trong thời gian tới, thuế quan có thể vẫn được triển khai với cách tiếp cận cứng rắn, nhưng nhiều khả năng sẽ dựa trên phản ứng theo tình huống hơn là hành động mang tính dự đoán.”

Tại châu Á, cổ phiếu Zomato Ltd., công ty giao đồ ăn lớn nhất Ấn Độ, giảm 13% sau khi khoản lỗ từ mảng thương mại nhanh khiến lợi nhuận không đạt kỳ vọng.

Trên thị trường hàng hóa, giá dầu giảm khi nhà đầu tư đánh giá tác động từ loạt sắc lệnh hành pháp của Trump, bao gồm kế hoạch thúc đẩy sản xuất nội địa. Giá quặng sắt tăng, trong khi Bitcoin tiếp tục giảm phiên thứ tư liên tiếp, xuống dưới 102.000 USD.

Dưới đây là một số nhận định của giới phân tích trong phiên giao dịch châu Á:

Christopher Wong, chiến lược gia tại OCBC Bank Singapore: Đồng nhân dân tệ ở thị trường nước ngoài có thể sẽ không tăng mạnh, nhưng cũng khó giảm xuống mức thấp mới cho đến khi có thêm thông tin rõ ràng về chính sách thương mại của Mỹ. Dưới thời Trump, thị trường sẽ không có xu hướng đơn chiều.

Charu Chanana, chiến lược gia trưởng tại Saxo Markets: Sự tạm hoãn thuế quan, như dự đoán, chỉ tồn tại trong ngắn hạn. Tin tức mới nhất cho thấy thuế quan không bị hủy mà chỉ bị trì hoãn. Tuy nhiên, trọng tâm hiện tại là Canada và Mexico, trong khi vẫn có tín hiệu đàm phán với Trung Quốc, điều này có thể giúp thị trường Trung Quốc duy trì sự ổn định.

Kinger Lau, chiến lược gia trưởng về cổ phiếu Trung Quốc tại Goldman Sachs: Kịch bản cơ bản của chúng tôi là Mỹ sẽ tăng thuế đối với Trung Quốc thêm 20 điểm phần trăm, nhưng thời điểm vẫn chưa rõ ràng. Nếu điều đó xảy ra, Trung Quốc có đủ khả năng thích ứng. Chúng tôi kỳ vọng Bắc Kinh sẽ có các biện pháp hỗ trợ để giảm tác động từ áp lực bên ngoài và thúc đẩy nền kinh tế chuyển từ phụ thuộc vào xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa.

Fiona Lim, chiến lược gia ngoại hối cấp cao tại Malayan Banking Bhd: Điều quan trọng là theo dõi cách Trump đàm phán với Trung Quốc và phản ứng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Nếu có dấu hiệu căng thẳng thương mại, đồng nhân dân tệ sẽ chịu áp lực giảm giá. Nếu đàm phán kéo dài, đà giảm có thể không mạnh nhưng sẽ diễn ra trong thời gian lâu hơn.

Philip McNicholas, chiến lược gia về nợ công châu Á tại Robeco Singapore Private Ltd: Trung Quốc đang là mục tiêu tiếp theo của các biện pháp thuế quan, điều này có thể tạo thêm áp lực tăng lên tỷ giá USD/CNY. Việc áp thuế với Canada và Mexico đã khiến USD tăng trở lại, nhưng về tổng thể, thị trường đang quay về trạng thái giống giai đoạn 2016-2020, nơi biến động cao trở thành chuẩn mực mới.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Phải chăng chiến thắng của Trump sẽ mở đường cho kỷ nguyên giảm phát ở Mỹ?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Phải chăng chiến thắng của Trump sẽ mở đường cho kỷ nguyên giảm phát ở Mỹ?

Những chính sách như cắt giảm thuế, đẩy mạnh quân sự, tăng thuế nhập khẩu, trục xuất quy mô lớn và can thiệp tiền tệ dường như đi ngược lại các nguyên tắc kinh điển về kiểm soát lạm phát. Thế nhưng, viễn cảnh Donald Trump tái đắc cử cùng với việc đảng Cộng hòa nắm trọn quyền kiểm soát Quốc hội có thể mang đến một kết quả bất ngờ khi tốc độ tăng giá thậm chí còn chậm hơn so với kịch bản đảng Dân chủ giữ vững lập trường và giành chiến thắng vào tháng 11.
Goldman Sachs: Cổ phiếu nào cần chú ý sau lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Goldman Sachs: Cổ phiếu nào cần chú ý sau lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump?

Dự báo thị trường chứng khoán sẽ trải qua biến động mạnh mẽ sau lễ nhậm chức của Trump, đặc biệt là với các chính sách thuế quan và lao động. Goldman Sachs chỉ ra cơ hội đầu tư vào các chiến lược của Đảng Cộng hòa và những ảnh hưởng tiềm tàng đối với các ngành tiêu dùng và lao động.
Vì sao Trump chưa vội ra đòn thuế quan với Trung Quốc ngay từ ngày đầu nhậm chức?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Vì sao Trump chưa vội ra đòn thuế quan với Trung Quốc ngay từ ngày đầu nhậm chức?

Chủ tịch Tập Cận Bình đã chuẩn bị tinh thần đón nhận một khởi đầu đầy giông bão từ nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của Donald Trump, nhất là sau những lời hứa tranh cử gay gắt về việc trừng phạt Trung Quốc bằng thuế quan. Thế nhưng, trái với mọi dự đoán, ngày đầu tiên tại vị của tân Tổng thống Mỹ lại tạo ra một khoảng lặng đầy bất ngờ cho Bắc Kinh.
Ngày trở lại Nhà Trắng của Donald Trump: Thế giới sẵn sàng cho quả bom "thuế quan"?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Ngày trở lại Nhà Trắng của Donald Trump: Thế giới sẵn sàng cho quả bom "thuế quan"?

Donald Trump đã trở lại chính trường Mỹ, mở đầu nhiệm kỳ thứ hai với một loạt chính sách, đẩy các thị trường toàn cầu vào trạng thái bất ổn. Những quyết định về thuế quan, nhập cư, và môi trường cùng cách tiếp cận thiếu kỷ luật đã làm gia tăng sự bất định, tạo thách thức lớn cho các đối tác thương mại và thị trường tài chính thế giới.
Tăng trưởng mạnh hay nợ thấp: Lựa chọn nào tối ưu?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tăng trưởng mạnh hay nợ thấp: Lựa chọn nào tối ưu?

Mỹ có mức nợ cao nhưng vẫn duy trì tăng trưởng mạnh, trong khi Đức kiểm soát nợ nhưng mắc kẹt trong trì trệ. Tâm lý e dè rủi ro của Đức cản trở đổi mới, còn Mỹ dù đối mặt với thách thức tài khóa vẫn là trung tâm tăng trưởng toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ