Có gì đáng chú ý trong một loạt các sắc lệnh mới của ông Biden?
Tú Đỗ
Senior Economic Analyst
Một loạt sắc lệnh mới sẽ được thông qua trong ngày làm việc đầu tiên của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden
Tân Tổng thống Biden dự kiến sẽ ngay lập tức thay đổi các chính sách cũ của ông Trump về các vấn đề trọng yếu ngay trong ngày đầu tiên tại Nhà Trắng với ít nhất 15 sắc lệnh, bao gồm những vấn đề chính sau:
Khôi phục quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Ông Biden lên kết hoạch lập tức đưa nước Mỹ trở lại WHO, sau khi đã rời đi vào tháng 5 dưới chỉ đạo của ông Trump khi cho rằng Trung Quốc đang có sức ảnh hưởng quá lớn tới cơ quan này. Ông sẽ chỉ đạo chuyên gia cao cấp nhất về dịch bệnh của nước này, Anthony Fauci, đại diện cho Mỹ tại cuộc họp hội đồng lãnh đạo WHO vào thứ 5 tới.
Đưa ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang
Quy định mới sẽ yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn đối với tất cả mọi người trong các tòa nhà và khu vực của cơ quan liên bang. Bản thân quy định mới trên sẽ không có nhiều tác động lớn khi hầu hết các nhân viên chính quyền đều đã áp dụng các biện pháp phòng chống cần thiết từ trước đó, tuy nhiên chính quyền ông Biden nói rằng điều này sẽ thể hiện việc làm gương của Chính phủ đối với người dân. Ông Biden cùng lúc cũng phát động phong trào "Thử thách 100 ngày đeo khẩu trang" để kêu gọi người dân thực hiện việc đeo khẩu trang trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ mới.
Gia hạn thời gian siết nợ bất động sản
Ông Biden dự kiến sẽ chỉ đạo các cơ quan liên bang gia hạn thời gian siết nợ bất động sản ít nhất tới ngày 31/03. Có khoảng 20% số người thuê nhà và 1 trên 10 người sở hữu nhà ở Mỹ đang chậm trả nợ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Chính quyền mới sẽ tăng cường hỗ trợ cho những người dân Mỹ đang phải chật vật để trả nợ cho các khoản nợ bất động sản thông qua gói cứu trợ trị giá 1.9 nghìn tỷ USD đề xuất tới Quốc hội.
Giảm bớt gánh nặng nợ sinh viên
Một động thái tương tự sẽ được áp dụng vưới các khoản nợ gốc và lãi của sinh viên cho tới ngày 30/09.
Tái tham gia thỏa thuận biến đổi khí hậu
Ông Biden cũng sẽ có những động thái khởi động lại những nỗ lực dưới thời Obama nhằm chống lại biến đổi khí hậu, bao gồm việc tái tham gia hiệp định Paris. Thỏa thuận này yêu cầu các nước tham gia cắt giảm lượng khí thải nhằm giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn dưới 2 độ C so với mức trước thời kỳ công nghiệp hóa.
Dừng hoạt động của hệ thống đường ống Keystone
Biden cũng sẽ chấm dứt hoạt động của các dự án mà trước đó ông cho rằng không phục vụ lợi ích của quốc gia, bao gồm đường ống dẫn dầu Keystone, vốn đã bị từ chối bởi ông Obama trước khi được ông Trump chấp thuận trong ngày làm việc thứ 3 tại Nhà Trắng. Chính quyền Canada đã phản đối kế hoạch trên với việc Thủ tướng Justin Trudeau nói rằng chính phủ của ông đề sẽ đảm bảo các đề xuất từ phía Canada sẽ được cân nhắc bởi phía Mỹ.
Siết chặt tiêu chuẩn khí thải và quy định sử dụng đất Liên bang
Vị tân Tổng thống cũng sẽ chỉ đạo các cơ quan chính phủ xem xét sửa đổi quy định về tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc và xây dựng sau khi đã được nới lỏng dưới thời ông Trump.
Ông Biden cũng kêu gọi tăng cường bảo vệ các tài sản liên bang đã bị thu hẹp hoặc được sử dụng cho hoạt động thương mại dưới thời chính quyền tiền nhiệm. Ông cũng đã lên kế hoạch đình chỉ hoạt động khai thác dầu và khí đốt tại Khu dự trữ động vật quốc gia Arctic tại Alaska.
Cắt bỏ ngân sách dành cho bức tường biên giới
Ông Biden được dự báo sẽ hủy bỏ vấn đề khẩn cấp quốc gia về đường biên giới Mỹ-Mexico, cắt bỏ ngân sách dành cho việc xây dựng bức tường biên giới. Vị tân Tổng thống cũng ra lệnh dừng ngay lập tức việc thi công các barrier, và xem xét cách thuận tiện nhất để chuyển phần ngân sách trên về ngân sách liên bang.
Gỡ bỏ hạn chế nhập cảnh
Chính quyền mới cũng sẽ dỡ bỏ lệnh hạn chế nhập cảnh của ông Trump đối với một số quốc gia Trung Đông, Trung Á và Châu Phi với phần lớn dân cư theo đạo Hồi Giáo do lo ngại rủi ro về khủng bố.
Công tác thống kê người không cư trú của Cục điều tra dân số
Biden cũng dự định kết thúc kế hoạch của ông Trump nhằm loại bỏ người nhập cư bất hợp pháp ra khỏi cuộc điều tra dân số định kỳ 10 năm một lần. Sự thay đổi trên có thể sẽ thay đổi cách phân bổ ghế quốc hội và đại cử tri của nước Mỹ trong 1 thập kỷ tới. Steven Dillingham, giám đốc của Cục điều tra dân số Mỹ dưới thời Trump đã tuyên bố từ chức vào tuần này trước những chỉ trích từ cơ quan kiểm tra hoạt động điều tra dân số.
Ủng hộ chương trình tị nạn và bảo vệ trẻ em nhập cư bất hợp pháp
Ông Biden lên kế hoạch tăng cường hoạt động của chương trình Bảo vệ trẻ em nhập cư thông qua các con đường bất hợp pháp (DACA). Ông Trump đã tìm cách để chấm dứt chương trình trên trong nhiệm kỳ của mình khi cho rằng điều này sẽ đem lại lợi thế cho ông trong quá trình đàm phán tại Quốc hội về vấn đề nhập cư.