Cuộc cách mạng của Emmanuel Macron đã phải tạm ngưng

Cuộc cách mạng của Emmanuel Macron đã phải tạm ngưng

Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Junior Analyst

13:40 07/07/2024

Canh bạc bầu cử của Tổng thống Pháp đã thất bại. Nước Pháp đối diện với nguy cơ vô chính phủ.

Canh bạc bầu cử của Tổng thống Pháp đã thất bại. Nước Pháp đối diện với nguy cơ vô chính phủ.

Canh bạc bầu cử sớm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thất bại. Cuộc bỏ phiếu vòng thứ nhất tại Quốc hội đã đưa kẻ thù không đội trời chung của ông - Marine Le Pen - với số phiếu chiếm ở mức đa số tuyệt đối hoặc tương đối. Bất kể điều gì có thể xảy ra tiếp theo, Macron đang đứng ngồi không yên, đối diện với nguy cơ để lại một nước Pháp vô chính phủ.

Lời kêu gọi bác bỏ những thái cực cực đoan và ủng hộ “cuộc cách mạng" hướng tới cải cách của ông Macron đã thất bại thảm hại. Các cử tri đã đổ xô đi bỏ phiếu cho đảng RN của Le Pen, đảng dẫn đầu với số điểm khoảng 33%, tương đương 12 triệu phiếu bầu. Đây là một bước ngoặt ảm đạm đối với nền chính trị Pháp, khi một đảng đã cố gắng làm lung lay lịch sử bài ngoại và chủ nghĩa bài Do Thái, và gần đây nhất là vào năm 2017, đảng RN đã ủng hộ “Frexit" và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga, đã vùng dậy trong đợt bầu cử mới nhất. Sự kết hợp giữa các chính sách trợ cấp và các cuộc trò chuyện về chủ đề chống nhập cư đã khiến cho đảng RN được ủng hộ ở khắp mọi nơi, ngoại trừ Paris và một số thành phố lớn khác.

Chủ nghĩa Macron (Macronism) thậm chí không còn phát huy tác dụng đối với phe cánh Tả. Những phe phái khác nhau ngày càng bị thu hút bởi những ý tưởng điên khùng của Jean-Luc Mélenchon như nghỉ hưu ở tuổi 60 và thái độ coi thường chủ nghĩa bài Do Thái như một vấn đề “thừa thãi". Khối cánh Tả đạt được số phiếu khoảng 28%, chỉ đứng sau Le Pen, buộc Macron phải đi theo kế hoạch mới: Đoàn tuỳ tùng của ông chuẩn bị thành lập một “mặt trận cộng hoà" với các ứng cử viên cánh Tả mà ông từng đánh giá là những cá nhân độc hại, trong nỗ lực hoãn lại kế hoạch cải cách chế độ bảo hiểm thất nghiệp không được ủng hộ của ông. Cựu Tổng thống Francois Hollande, cố vấn 1 thời của Macron, người đang muốn quay trở lại chính trường, cho biết đảng của Macron (có số phiếu chiếm 21%) đang ở trong tình trạng “tàn tạ". Nhận định của Hollande không sai.

Chỉ còn 3 năm nữa là kết thúc nhiệm kỳ thứ 2 của Macron, và tương lai như ta có thể thấy: Hoặc là ông phải tiếp tục đối đầu trực tiếp với Le Pen, hoặc nước Pháp phải chấp nhận một chính phủ thiểu số hỗn loạn, thật khó để nghĩ tới viễn cảnh nào khác cho chính trị gia 46 tuổi này. Có lẽ một số “phiến quân" với thái độ trung dung sẽ được tách ra khỏi khối cánh Tả sau vòng bỏ phiếu thứ hai vào ngày 7/7. Tuy nhiên, thật khó để đàm phán ở vị trí thứ ba, và thậm chí còn khó hơn để lãnh đạo nếu không có đảng phái. Bất cứ điều gì xuất hiện từ tình trạng hỗn loạn này đều có khả năng trở thành thảm hoạ như Liz Truss tại Anh, hoặc giới hạn một năm trước khi các cuộc bầu cử nhanh chóng có thể được tổ chức tiếp. Trong khi đó, đa số tuyệt đối tham gia cuộc bầu cử đến từ phe cực hữu hoặc cánh tả có thể thấy sản lượng kinh tế của Pháp không thay đổi trong năm tới, khi các kế hoạch chi tiêu đắt đỏ được triển khai. Không có gì đảm bảo cho việc cử tri sẽ đột nhiên đổ lỗi cho Le Pen về tình trạng này, hoặc hối tiếc về lựa chọn của mình.

Vì sao Macron lại có thể rơi vào tình trạng như hiện nay trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, với 2/3 số ghế có khả năng thuộc về phe cực hữu hoặc cánh tả? Thành công trong việc giảm tỉ lệ thất nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài thông qua các hội nghị thượng đỉnh “Choose France" là công lớn từ Macron; Tiền lương thực tế của Pháp từ năm 2019 đến tháng 9/2023 cũng giảm ít hơn so với nhiều quốc gia khác, trong đó có Mỹ. Nhưng Macron đã cho thấy khả năng kết nối với cử tri kém hơn nhiều so với Le Pen về các chủ đề như lạm phát và nhập cư. Việc giải phóng các quỹ đại dịch hoặc các nhà máy lớn được trợ cấp đã không thể xoa dịu được nỗi thất vọng của nước Pháp ở vùng nông thôn và các vùng phi công nghiệp hoá. Chiến lược gia Christopher Dembik từ Pictet Asset Management Ltd. cho biết: “Thành tích kinh tế của Macron nhìn chung là tốt, nhưng ông ấy không thể trò chuyện với những người ở lại”.

Khi Macron không còn được tín nhiệm trong vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu trong tâm trí của cử tri, cả cánh hữu và cánh tả đều hăng hái vận động bằng cách đưa ra những kỳ lân về chính sách kinh tế hoang đường. Những người lao động bị Le Pen dụ dỗ thường cảm thấy tồi tệ hơn cha mẹ hoặc ông bà đã nghỉ hưu của họ (những người có nhiều khả năng bỏ phiếu cho Macron hơn). Ngoài ra, phong cách cá nhân khó chịu của Macron và tham vọng vượt lên trên cuộc xung đột theo phong cách thần Jupiter đã làm trầm trọng thêm việc mất kết nối giữa ông và các cử tri. Mặc dù không phải là điều đặc biệt hiếm ở nền Cộng hòa thứ năm, nhưng ngay cả Charles de Gaulle cũng phải dựa vào một đảng cơ sở khi đến thời điểm nắm quyền. Nhà khoa học chính trị Christopher Bickerton của Đại học Cambridge cho biết: “Macron chưa bao giờ xây dựng phong trào của mình thành một đảng phái. “Theo thời gian, sự cô lập quyền lực đó ngày càng rõ rệt.”

Vì vậy, mặc dù vẫn có thể hạn chế lợi ích của phe cực hữu Pháp, nhưng có vẻ như có điều gì đó đã rạn nứt ở nền Cộng hòa thứ Năm. Trung ương yếu kém, cánh tả ổn định và cánh hữu đang bành trướng - đã phá vỡ mạng lưới vững chắc một thời. Vào thời điểm Donald Trump gõ cửa Nhà Trắng và Đảng cực hữu AfD của Đức đang nổi lên, phương Tây - và châu Âu - có thể có những nhà lãnh đạo đáng tin cậy và những ý tưởng táo bạo. Những kết quả này cho thấy một cuộc cách mạng ở Pháp rất có thể đang diễn ra, nhưng Macron sẽ không phải là người lãnh đạo cuộc cách mạng đó.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ