Đâu là loại tài sản có hiệu suất tốt nhất và kém nhất tháng 1?
Hoàng Thế Vinh
Junior Analyst
Mặc dù chỉ số S&P khép phiên cuối tuần đạt mức cao nhất mọi thời đại, nhưng tháng 1 vẫn là một tháng đầy biến động đối với các thị trường.
Một phần do các tài sản tài chính có hiệu suất khá khác nhau. Mặt khác là do cổ phiếu tiếp tục tăng từ cuối năm 2023 và chỉ số S&P 500 đạt mức cao mới mọi thời đại. Tuy nhiên, những lo ngại về địa chính trị vẫn tồn tại, đặc biệt là trước các cuộc tấn công từ phiến quân Houthi ở Biển Đỏ. Trái phiếu chính phủ cũng giảm điểm khi các nhà đầu tư kỳ vọng cắt giảm lãi suất trong quý I, trong đó Chủ tịch Fed Powell cho rằng việc cắt giảm vào tháng 3 khá khó xảy ra.
Tuy vậy, những kỳ vọng về một đợt hạ cánh mềm vẫn còn đó, đồng nghĩa với việc các tài sản rủi ro vẫn duy trì đà tăng trưởng từ tháng 11 và tháng 12. Ví dụ: dữ liệu của Mỹ một lần nữa gây bất ngờ khi tăng trưởng quý IV ở mức +3.3% hàng năm, trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 3.7% trong tháng 12. Điều đó cũng được lặp lại trong nhiều cuộc khảo sát khác nhau, với chỉ số tâm lý người tiêu dùng đã tăng lên mức cao nhất trong hai năm rưỡi vào tháng Giêng. Tương tự như vậy ở Khu vực Eurozone, mặc dù tốc độ tăng trưởng yếu hơn nhưng khu vực này bất ngờ tránh được suy thoái kỹ thuật trong quý IV do GDP đi ngang thay vì giảm -0.1% như dự kiến đồng thuận.
Động lực tích cực đó đã giúp chứng khoán toàn cầu phần lớn tăng điểm, với cả S&P 500 (+1.7%) và STOXX 600 (+1.5%) của Châu Âu đều có mức tăng hàng tháng thứ ba liên tiếp.
Cổ phiếu ngành ngân hàng mất điểm sau khi NY Community Bancorp báo lỗ vào ngày 31/1. Điều đó có nghĩa là chỉ số KRX đã giảm -6.8%, chủ yếu là do mức lỗ -6.0% vào ngày cuối cùng của tháng. Ngoài ra, chứng khoán Trung Quốc cũng vô cùng ảm đạm trong bối cảnh lo ngại về triển vọng kinh tế, với chỉ số CSI 300 (-6.3%) mất điểm trong tháng thứ 6 liên tiếp và đóng cửa ở mức thấp nhất trong 5 năm.
Bên cạnh đó là câu chuyện về địa chính trị, khi các cuộc tấn công của phiến quân Houthi nhằm vào hoạt động vận chuyển thương mại ở Biển Đỏ đã dẫn đến sự gián đoạn đáng kể trong chuỗi cung ứng. Mỹ và Anh lần lượt đáp trả bằng các cuộc không kích nhằm vào phiến quân Houthi. Trong bối cảnh đó, giá dầu đã tăng trở lại trong tháng 1 sau ba tháng giảm, với dầu Brent tăng 6.1% lên 81.71 USD/thùng. Đáng chú ý nhất là chi phí vận chuyển hàng hóa đã tăng vọt, với chỉ số giá cước vận tải Container Thế giới lên tới 3,964 USD/container tính đến ngày 25/1. Con số này gần gấp ba lần so với mức cuối tháng 10. Một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái cũng giết chết 3 lính Mỹ ở Jordan, điều này tiếp tục làm dấy lên lo ngại về sự leo thang dai dẳng hơn trong khu vực.
Trong khi đó, trái phiếu chính phủ cũng giảm điểm khi Fed đẩy lùi triển vọng cắt giảm lãi suất trong quý I. Cụ thể, trái phiếu chính phủ Mỹ giảm 0.2% vào cuối tháng và trái phiếu chính phủ châu u giảm 0.6%.
Vào ngày cuối cùng của tháng 1, chúng ta đã thấy một tín hiệu giảm rủi ro đáng chú ý. Đó là do chính sách của FOMC mang tính diều hâu hơn so với kỳ vọng của thị trường, cũng như tin tức liên quan tới New York Community Bancorp.
ZeroHedge