Điểm nhấn đầu tư thị trường cổ phiếu Việt Nam trong năm 2020

Điểm nhấn đầu tư thị trường cổ phiếu Việt Nam trong năm 2020

16:27 23/02/2020

stock, market, corona

(Nghiên cứu đánh giá của ngân hàng JPMorgan Chase)

Tổng kết năm 2019, tăng trưởng lợi nhuận trung bình của nhóm VN30 tăng 18% so với cùng kì và vượt kỳ vọng thị trường 5%. Có hai nguyên nhân chính đóng góp vào đà tăng đó là tăng trưởng doanh thu (tăng 10% so với cùng kì) và giảm thiểu chi phí (giúp cải thiện tỷ lệ EBITDA 15% so với năm ngoái).

Các nhóm ngành có báo cáo vượt dự báo bao gồm Ngân hàng, Bất động sản và Y tế. Ngân hàng, Bất động sản và Y tế đã có kết quả vượt xa kì vọng lần lượt là 6%, 18% và 36%. Đặc biệt là đối với ngành Ngân hàng, tăng trưởng diễn ra đồng đều với tăng trưởng lợi nhuận toàn ngành cao hơn 26% trong năm 2019. Có 6 trên tổng số 9 ngân hàng báo cáo lợi nhuận đột biến, bao gồm cả TCB, VCB và VPB – 3 ngân hàng mà JPM đang theo dõi. Tuy ngành bất động sản tăng trưởng tới 47% so với cùng kì, nhưng tính đa dạng thấp khi các cổ phiếu nhà Vin là tác nhân đóng góp chủ yếu cho sự tăng trưởng.

Nhóm ngành công nghiệp, vật liệu xây dựng và CNTT lại không đạt được kì vọng, còn ngành hàng tiêu dùng vẫn theo sát dự báo. Tăng trưởng lợi nhuận của nhóm các cổ phiếu công nghiệp thấp hơn 26% so với 2018 và thấp hơn 16% so với dự phóng của chúng tôi. Tác nhân chính đến từ các cổ phiếu giao thông vận tải (VJC và GMD) và cổ phiếu tư liệu sản xuất (REE). Ngành vật liệu xây dựng có lợi nhuận giảm 16% so với cùng kì và thấp hơn 3% so với dự báo. Đối với cổ phiếu CNTT tuy tăng trưởng 19%, nhưng vẫn thấp hơn dự phóng của chúng tôi 6%. Ngành hàng tiêu dùng thiết yếu và không thiết yếu có mức tăng trưởng lợi nhuận lần lượt là 7% và 30% so với cùng kì, sai số nhỏ so với kỳ vọng thị trường.

Quay trở lại với năm 2020, dịch bệnh do virus corona mới được dự báo có thể làm giảm 4% tăng trưởng lợi nhuận của nhóm VN30, từ 14.9% xuống còn 10.7% trước khi các hoạt động kinh tế hồi phục trở lại trong năm 2021. Do dịch bùng phát chủ yếu tại Trung Quốc, nền kinh tế nước này đã và đang chịu tác động tiêu cực và các dịch vụ du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề. Điều này có thể là một cú sốc ngắn hạn cho nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là các nhóm ngành hàng không, trung tâm thương mại, khách sạn và nông nghiệp. Các cổ phiếu thuộc lĩnh vực này dự báo lợi nhuận thấp hơn khoảng 4% so với kì vọng trước đó trong năm 2020. Trong khi đó, thanh khoản mạnh và những áp lực ngắn hạn giảm sẽ là những lí do giúp nhóm ngành ngân hàng đứng vững sau đợt bệnh dịch. Nhóm ngành hàng tiêu dùng tuy có chịu tác động đến từ chi tiêu khách du lịch nước ngoài, nhưng vẫn duy trì được khả năng tăng trưởng do nhu cầu trong nước tăng mạnh mẽ. Cuối cùng, các cổ phiếu công nghệ sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng EPS mạnh mẽ trong năm nay do không chịu tác động rõ rệt nào từ đợt dịch này.

Cổ phiếu trên toàn thị trường bị bán tháo mạnh thời gian vừa qua đã giúp định giá của thị trường cổ phiếu Việt Nam hiện đang hấp dẫn hơn. P/E của VN-Index giảm còn 13x và P/E dự báo cho 2020 sẽ dao động quanh 12-14, thấp hơn hẳn so với trung bình 5 năm vừa qua.

Những động lực tăng trưởng dành cho thị trường cổ phiếu Việt Nam trong thời gian tới:
1. Dòng vốn ngoại đang đổ vào Việt Nam thông qua quỹ ETF mới
2. Tỉ trọng cổ phiếu Việt Nam trong rổ chỉ số MSCI cận biên (MSCI Frontier Index) được kì vọng tăng lên 25% từ 15% hiện tại. Bởi việc Kuwait sẽ được nâng hạng lên thị trường mới nổi bởi chính MSCI vào tháng 5 tới đây sẽ mở thêm room cho Việt Nam.
3. Tiến trình cải cách luật chứng khoán và luật doanh nghiệp
4. Các chính sách để hỗ trợ nền kinh tế sau đợt bùng phát virus corona đang được cân nhắc.

(Tổng hợp bởi Đạt Nguyễn)

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ