Đô Úc tiếp tục giảm mạnh khi nỗi lo suy thoái gia tăng

Đô Úc tiếp tục giảm mạnh khi nỗi lo suy thoái gia tăng

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

17:19 11/07/2022

Nomura nhận định nền kinh tế của Úc sẽ tiếp tục thu hẹp trong năm tới. Chính sách hawkish của Fed và chính sách Covid của Trung Quốc càng gây thêm nhiều bất lợi cho thị trường tiền tệ.

Đô Úc được dự báo tiếp tục giảm
Đô Úc được dự báo tiếp tục giảm

Lo ngại về tăng trưởng kinh tế tụt hậu tiếp tục tạo nhiều áp lực lên đồng đô la Úc, thậm chí đồng tiền có thể giảm sâu hơn trong năm 2022 sau khi chạm đáy hai năm trong tháng này.

Ngân hàng CommBank của Úc nhận định AUD/USD sẽ giảm từ mốc 0.6860 xuống 0.6500 vào tháng 12. Các quỹ đòn bẩy đặt cược vào đà tăng giá trong tháng 5 sẽ còn gặp nhiều rủi ro.

Trong khi Ngân hàng Quốc gia Úc tuần trước đã tăng lãi suất 50bps lần đầu tiên, và dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng, đồng Úc vẫn giảm khoảng 6% trong năm 2022. Viễn cảnh u ám đang bao trùm cả Hoa Kỳ và Úc, nhưng đồng bạc xanh đang nhận được nhiều hỗ trợ hơn khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang tăng lãi suất mạnh hơn RBA, với dự kiến tăng thêm 75 bps trong tháng này.

“Là một đồng tiền hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế, đồng Dollar Úc rất nhạy cảm khi những lo ngại về suy thoái gia tăng”, Rodrigo Catril, chiến lược gia tiền tệ tại Ngân hàng Quốc gia Úc tại Sydney, cho biết. "Điều này có nghĩa là tỷ giá có thể xuống dưới ngưỡng 0.6800 trong ngắn hạn”.

Việc phá qua hỗ trợ tại đáy tháng Năm ở 0.6829 có thể sẽ đẩy giá về hỗ trợ phía dưới là Fibo thoái lui 61.8% từ đà tăng tháng 3 năm 2020 đến tháng 2 năm 2021 tại 0.6464.

Nomura Holdings nhận định nhiều nền kinh tế lớn, bao gồm cả Úc, sẽ bước vào thời kỳ suy thoái trong 12 tháng tới và thậm chí có thể tồi tệ hơn dự báo nếu việc tăng lãi suất gây ra bong bóng bất động sản.

Các đợt bùng phát Covid mạnh mẽ ở Trung Quốc - đối tác thương mại lớn của Úc, càng làm trầm trọng thêm tình trạng tệ hại của đồng tiền này. Trung Quốc đang xem xét cho phép các chính quyền địa phương bán 1.5 nghìn tỷ nhân dân tệ (220 tỷ USD) trái phiếu trong nửa cuối năm nay để tăng vốn phát triển cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nhìn thấy viễn cảnh ảm đạm của đồng đô Úc trong năm nay.

Sean Callow, chiến lược gia tiền tệ cấp cao tại Ngân hàng Westpac ở Sydney, dự đoán rằng đồng Aussie sẽ hồi phục lên 0.75 vào cuối năm, ngay cả khi vẫn còn một vài bất lợi trong thời gian tới.

“Thị trường đang đánh giá thấp khả năng phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc, với sự dẫn dắt từ dòng vốn đầu tư, đà phục hồi có thể diễn ra trong nửa cuối năm 2022” Callow nói. “Điều này sẽ giúp ổn định giá kim loại, trong khi giá năng lượng tăng cao sẽ củng cố thêm thặng dư thương mại của Úc”.

Ông cho rằng Úc sẽ không rơi vào suy thoái, khi Westpac dự báo kinh tế sẽ tăng trưởng 4% trong năm 2022.

Các nhà đầu tư đang theo dõi thêm các dữ liệu chính của Úc công bố tuần này, bao gồm sự thay đổi trong cơ cấu việc làm và niềm tin của người tiêu dùng.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Châu Á có thể sẽ phải trải qua năm 2025 đầy sóng gió và bất ổn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Châu Á có thể sẽ phải trải qua năm 2025 đầy sóng gió và bất ổn

Năm 2025 dự báo sẽ là một năm đầy biến động tại Châu Á, với căng thẳng leo thang giữa các siêu cường, những mâu thuẫn dai dẳng ở Đài Loan và Biển Đông, cùng mối đe dọa ngày càng lớn từ Triều Tiên. Trong bối cảnh đó, sự can thiệp của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiệm kỳ hai sẽ là yếu tố then chốt, khi chính sách đối ngoại của ông có thể định hình toàn bộ cục diện chính trị khu vực. Liệu Châu Á có thể vượt qua những bất ổn này, hay sẽ đối mặt với những thách thức lớn hơn trên con đường phát triển?
Cơ hội vàng từ Trump: Trung Quốc liệu có cơ hội chuyển mình?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Cơ hội vàng từ Trump: Trung Quốc liệu có cơ hội chuyển mình?

Sự trở lại của Donald Trump có thể mang đến một khoảng trống trong vai trò lãnh đạo toàn cầu, nhưng liệu Trung Quốc có đủ khả năng và uy tín để tận dụng cơ hội này? Với những bài học từ nhiệm kỳ trước, Bắc Kinh đứng trước một thách thức lớn khi phải đối mặt với sự hoài nghi từ các đồng minh của Mỹ và các vấn đề nội tại từ kinh tế đến ngoại giao. Liệu đây có phải là thời điểm Trung Quốc bước lên sân khấu quốc tế hay tiếp tục đi vào lối mòn của sự lãng phí cơ hội?
Trump có thể "tùy tiện" áp thuế quan không?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trump có thể "tùy tiện" áp thuế quan không?

Tổng thống Mỹ đã dần nắm quyền lực lớn hơn trong chính sách thương mại, một lĩnh vực vốn được quy định trong Hiến pháp là quyền của Quốc hội. Donald Trump, khi trở lại Nhà Trắng vào năm 2025, có thể tận dụng quyền lực này để áp thuế quan mạnh mẽ lên các đối tác thương mại lớn như Mexico, Canada và Trung Quốc. Tuy nhiên, mặc dù có thể hành động hợp pháp, ông sẽ đối mặt với nhiều thử thách pháp lý và phản ứng từ công chúng, nhất là khi những quyết định này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị hàng hóa và cuộc sống của người dân Mỹ.
Trump liệu có thể trở thành anh hùng ‘’cứu rỗi’’ Ukraine?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trump liệu có thể trở thành anh hùng ‘’cứu rỗi’’ Ukraine?

Từ lâu, người ta thường nói rằng người lính sẽ dành phần lớn thời gian để chờ đợi, chỉ thỉnh thoảng mới có những khoảnh khắc hành động ngắn ngủi. Điều này cũng tương tự với ngoại giao. Trong suốt một năm qua, các bên tham gia chiến tranh ở Ukraine đã chờ đợi kết quả bầu cử ở Mỹ. Chiến thắng lớn của Donald Trump đã chấm dứt sự chờ đợi đó và liệu rằng đây có thể là chìa khóa để kết thúc cuộc chiến ở Ukraine?
Đài Loan là "quả bom nổ chậm" trong quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Trump?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Đài Loan là "quả bom nổ chậm" trong quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Trump?

Dù một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc có thể là điều đầu tiên chính quyền Trump nhắm tới, nhưng rủi ro lớn hơn lại nằm ở Đài Loan – điểm nóng có thể dẫn tới một cuộc đối đầu nguy hiểm như khủng hoảng tên lửa Cuba. Sự thiếu kiềm chế trong cách tiếp cận vấn đề Đài Loan có thể đẩy chính quyền Trump vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, làm chao đảo mối quan hệ Mỹ-Trung và đe dọa ổn định khu vực.
Những tác động từ thuế quan của Donald Trump đến kinh tế toàn cầu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Những tác động từ thuế quan của Donald Trump đến kinh tế toàn cầu

Khả năng Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan mạnh mẽ hơn đang làm dấy lên nhiều lo ngại về hệ thống thương mại toàn cầu. Những mức thuế cao từng được áp dụng đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và với ý định giảm thâm hụt thương mại, thế giới có thể phải đối mặt với những hậu quả sâu rộng. Liệu các biện pháp bảo hộ này có thể mang lại sự ổn định hay chỉ dẫn đến hỗn loạn cho nền kinh tế toàn cầu?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ