Donald Trump tuyên bố: "Thời đại hoàng kim" của Mỹ  chỉ mới bắt đầu

Donald Trump tuyên bố: "Thời đại hoàng kim" của Mỹ chỉ mới bắt đầu

Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

07:35 21/01/2025

Ông Donald Trump cam kết sẽ đặt nước Mỹ lên hàng đầu khi sẽ đánh dấu một chương mới cho đất nước vào ngày 20-1. “Thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ bắt đầu ngay bây giờ”, ông Trump phát biểu trong bài diễn văn nhậm chức của mình.

Những phát biểu của Trump đã đặt nền tảng cho những gì ông muốn, một chính quyền mới được bầu lên dựa trên lời cam kết cải tổ chính sách nhập cư, thương mại, thuế và năng lượng của Hoa Kỳ — một phần trong nỗ lực nhằm định hình lại nền kinh tế, chính phủ và mối quan hệ của đất nước với các quốc gia khác. Tuy nhiên, Trump đã tránh đưa ra thông tin chi tiết về các thay đổi chính sách mạnh mẽ sắp tới, đặc biệt là đối với việc áp dụng thuế quan mới.

Trump nói rằng ông sẽ tuyên bố tình trạng báo động cấp quốc gia tại biên giới để trấn áp làn sóng người di cư không có giấy tờ, một trong những mối quan tâm hàng đầu của cử tri trong cuộc bầu cử. Ông cam kết chấm dứt chính sách thả người di cư trong khi họ chờ phiên điều trần về quyền tị nạn, gửi quân đến biên giới phía nam và chỉ định các băng đảng ma túy là tổ chức khủng bố nước ngoài.

Trump cũng cam kết giải quyết lạm phát bằng cách tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng cấp quốc gia để giảm chi phí cho người dân Mỹ. Các kế hoạch đó nhằm mục đích giải phóng sản xuất trong nước, với những thay đổi chính sách cho phép phát triển dầu khí mới trên đất liên bang và bãi bỏ các quy định về khí hậu từ thời Biden.

"Qua ngày hôm nay, chúng ta sẽ chấm dứt ''Thỏa thuận xanh'' và chúng ta sẽ thu hồi lệnh bắt buộc sử dụng xe điện", Trump nói, đồng thời cho rằng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris. Ông cũng cam kết tăng mua dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ và thúc đẩy xuất khẩu năng lượng ra nước ngoài.

Trong chiến dịch tranh cử, Trump đã đe dọa áp thuế toàn diện đối với các đồng minh và đối thủ và là cách buộc các công ty mang việc làm sản xuất đến Hoa Kỳ. Ông nhắc lại lời cam kết đó vào thứ Hai, nói rằng ông sẽ "đánh thuế nước ngoài để làm giàu cho công dân".

Trong nỗ lực đó, Trump cho biết ông sẽ khôi phục tên của Núi McKinley — được đặt tên là Denali dưới thời chính quyền Obama để tỏ lòng tôn kính với những người dân bản địa sống gần đỉnh núi cao nhất của lục địa — như một sự tri ân dành cho Tổng thống William McKinley.

Theo các quan chức mới nhậm chức, Trump sẽ không công bố mức thuế quan cụ thể đối với Trung Quốc vào ngày đầu tiên nhậm chức, mà thay vào đó sẽ kêu gọi các cơ quan liên bang nghiên cứu các chính sách về thuế quan.

Thị trường toàn cầu thở phào nhẹ nhõm sau khi không có mức thuế quan nào được áp dụng ngay lập tức, với việc TPCP tăng giá sau kỳ nghỉ lễ, USD kéo dài đà giảm trong phiên Á vào thứ Hai và hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ tăng. USD đã trở thành một trong những khoản cược được Phố Wall ưa chuộng nhất khi dự đoán thuế quan sẽ kìm hãm tăng trưởng toàn cầu.

Trong khi đó, giá dầu tiếp tục giảm sau lời cam kết của Trump về việc thúc đẩy sản xuất dầu thô trong nước.

Tổng thống cũng đã chuẩn bị những tuyên bố về các vấn đề liên quan tới văn hóa gây tranh cãi, lên kế hoạch ban hành một sắc lệnh hành pháp công nhận hai giới tính — nam và nữ — và một sắc lệnh chấm dứt các nỗ lực về đa dạng, công bằng và hòa nhập trong chính phủ liên bang.

Trump thừa hưởng một nền kinh tế tương đối mạnh; tháng cuối cùng mà Hoa Kỳ mất việc làm là tháng cuối cùng ông tại nhiệm trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, tháng 12 năm 2020, khi đất nước đang chìm trong đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, ông vẫn phải đối mặt với lạm phát dai dẳng, tăng trưởng giá chậm lại và Cục Dự trữ Liên bang đang vật lộn với vấn đề tốc độ cắt giảm lãi suất.

Trump đã hoàn toàn đưa ra lập trường cứng rắn hơn đối với các chính sách đối , lặp lại lời cam kết đổi tên Vịnh Mexico thành Vịnh Hoa Kỳ và tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ chiếm lại Kênh đào Panama.

“Chúng ta đã trao nó cho Panama, và chúng ta sẽ lấy lại nó”, ông nói.

Lời thề của Trump về việc buộc Nga phải chấm dứt chiến tranh ở Ukraine và yêu cầu các đồng minh của Hoa Kỳ chi nhiều hơn cho quốc phòng đã khiến các nước khác phải lo ngại.

“Chúng ta sẽ đánh giá thành công của mình, không chỉ bằng những trận chiến mà chúng ta giành chiến thắng, mà còn bằng những cuộc chiến mà chúng ta kết thúc”, ông nói.

Những lời cam kết về chính sách kinh tế của Trump đã giành được sự ủng hộ của nhiều người trên Phố Wall và trong giới doanh nghiệp Mỹ. Trong số những người tham dự sự kiện hôm thứ Hai có một số người giàu nhất thế giới, bao gồm Jeff Bezos của Amazon.com Inc., Mark Zuckerberg của Meta Platforms Inc. và Elon Musk, những người sẽ có vai trò giúp Trump cắt giảm chi tiêu của chính phủ. Giám đốc điều hành TikTok Shou Chew cũng tham dự vào buổi lễ này.

Tuy nhiên, chương trình nghị sự của Trump cũng phụ thuộc vào Quốc hội, nơi đảng Cộng hòa đang chuẩn bị cho các cuộc đàm phán về một chính sách thuế mà họ sẽ đưa ra trong một hoặc hai dự luật, một nhiệm vụ khó khăn với đa số sít sao tại Hạ viện.

Giọng điệu trang trọng của bài phát biểu nhậm chức được tiếp nối bằng bài phát biểu thứ hai — được trình bày ngẫu hứng trong một căn phòng khác tại Điện Capitol — gần giống với một trong những cuộc mít tinh của tổng thống hơn. Ông một lần nữa nhắc lại những hành động của mình vào ngày 6 tháng 1 năm 2021, chỉ trích các đối thủ chính trị, bao gồm cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, và trêu chọc việc ân xá cho những người bị kết án trong vụ tấn công. Ông cũng nhắc lại những tuyên bố vô căn cứ về gian lận bầu cử và chỉ trích Biden vì đã giảm án cho các tử tù.

Trump cho biết ông đã cố gắng đưa một số chủ đề gây tranh cãi vào bài phát biểu trước đó nhưng đã bị Phó Tổng thống JD Vance và đệ nhất phu nhân Melania Trump ngăn cản.

"Tôi nghĩ đây là bài phát biểu hay hơn bài phát biểu tôi đã phát biểu ở trên lầu", Trump nói khi kết thúc bài phát biểu.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Phải chăng chiến thắng của Trump sẽ mở đường cho kỷ nguyên giảm phát ở Mỹ?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Phải chăng chiến thắng của Trump sẽ mở đường cho kỷ nguyên giảm phát ở Mỹ?

Những chính sách như cắt giảm thuế, đẩy mạnh quân sự, tăng thuế nhập khẩu, trục xuất quy mô lớn và can thiệp tiền tệ dường như đi ngược lại các nguyên tắc kinh điển về kiểm soát lạm phát. Thế nhưng, viễn cảnh Donald Trump tái đắc cử cùng với việc đảng Cộng hòa nắm trọn quyền kiểm soát Quốc hội có thể mang đến một kết quả bất ngờ khi tốc độ tăng giá thậm chí còn chậm hơn so với kịch bản đảng Dân chủ giữ vững lập trường và giành chiến thắng vào tháng 11.
Goldman Sachs: Cổ phiếu nào cần chú ý sau lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Goldman Sachs: Cổ phiếu nào cần chú ý sau lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump?

Dự báo thị trường chứng khoán sẽ trải qua biến động mạnh mẽ sau lễ nhậm chức của Trump, đặc biệt là với các chính sách thuế quan và lao động. Goldman Sachs chỉ ra cơ hội đầu tư vào các chiến lược của Đảng Cộng hòa và những ảnh hưởng tiềm tàng đối với các ngành tiêu dùng và lao động.
Vì sao Trump chưa vội ra đòn thuế quan với Trung Quốc ngay từ ngày đầu nhậm chức?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Vì sao Trump chưa vội ra đòn thuế quan với Trung Quốc ngay từ ngày đầu nhậm chức?

Chủ tịch Tập Cận Bình đã chuẩn bị tinh thần đón nhận một khởi đầu đầy giông bão từ nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của Donald Trump, nhất là sau những lời hứa tranh cử gay gắt về việc trừng phạt Trung Quốc bằng thuế quan. Thế nhưng, trái với mọi dự đoán, ngày đầu tiên tại vị của tân Tổng thống Mỹ lại tạo ra một khoảng lặng đầy bất ngờ cho Bắc Kinh.
Ngày trở lại Nhà Trắng của Donald Trump: Thế giới sẵn sàng cho quả bom "thuế quan"?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Ngày trở lại Nhà Trắng của Donald Trump: Thế giới sẵn sàng cho quả bom "thuế quan"?

Donald Trump đã trở lại chính trường Mỹ, mở đầu nhiệm kỳ thứ hai với một loạt chính sách, đẩy các thị trường toàn cầu vào trạng thái bất ổn. Những quyết định về thuế quan, nhập cư, và môi trường cùng cách tiếp cận thiếu kỷ luật đã làm gia tăng sự bất định, tạo thách thức lớn cho các đối tác thương mại và thị trường tài chính thế giới.
Tăng trưởng mạnh hay nợ thấp: Lựa chọn nào tối ưu?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tăng trưởng mạnh hay nợ thấp: Lựa chọn nào tối ưu?

Mỹ có mức nợ cao nhưng vẫn duy trì tăng trưởng mạnh, trong khi Đức kiểm soát nợ nhưng mắc kẹt trong trì trệ. Tâm lý e dè rủi ro của Đức cản trở đổi mới, còn Mỹ dù đối mặt với thách thức tài khóa vẫn là trung tâm tăng trưởng toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ