Đồng USD sẽ đi về đâu, liệu đà giảm của đồng tiền này đã chấm dứt?

Đồng USD sẽ đi về đâu, liệu đà giảm của đồng tiền này đã chấm dứt?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

15:53 08/10/2024

Sau nhiều tháng tăng ổn định, đồng USD đã bắt đầu suy yếu trong vài tháng gần đây. Tính đến cuối tháng 7, đồng USD đã tăng 5% so với các loại tiền tệ khác, theo dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Tuy nhiên, sau đó đồng tiền này đã giảm nhẹ do kỳ vọng rằng Fed sẽ hạ lãi suất, và điều này được xác nhận khi Fed cắt giảm lãi suất 0.5% vào tháng 9. Động thái của Fed khiến đồng USD kém hấp dẫn hơn và lao dốc "không phanh".

Tuy nhiên, chỉ dựa vào kỳ vọng hạ lãi suất có lẽ không đủ để duy trì xu hướng giảm của đồng USD, đặc biệt là sau khi Mỹ vừa công bố số liệu việc làm nóng hơn dự kiến vào tuần trước.

Trên thực tế, thị trường luôn dự đoán dựa trên thông tin có sẵn. Hiện tại, định giá của đồng USD đã phản ánh kỳ vọng về việc Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất thêm 1.5% từ tháng 11 đến cuối năm 2025. Kỳ vọng cắt giảm thêm lãi suất cho thấy kinh tế sẽ phải yếu đi, nhưng với số liệu việc làm tích cực vừa qua, điều này có vẻ chưa thể xảy ra ngay. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng đã vượt mốc 4% vì lý do này.

Có nhiều yếu tố lớn hơn có thể tiếp tục hỗ trợ đồng USD. Tỷ giá hối đoái không chỉ phụ thuộc vào lãi suất mà còn vào dòng vốn giữa các quốc gia, thương mại quốc tế, và các yếu tố như chính sách tài khóa và tiền tệ. Để đồng USD yếu đi, dòng vốn chảy vào Mỹ phải giảm, và nhu cầu mua USD cho thương mại quốc tế phải ít hơn nhu cầu bán ra.

Trong thập kỷ qua, đồng USD đã được hưởng lợi nhờ dòng vốn ổn định từ nước ngoài chảy vào Mỹ, bao gồm thị trường cổ phiếu, trái phiếu, và đầu tư trực tiếp. Sức hấp dẫn của tài sản định giá bằng USD được củng cố nhờ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, lợi suất trái phiếu tương đối ổn định, và kỳ vọng rằng lĩnh vực công nghệ của Mỹ sẽ tiếp tục phát triển vượt trội.

Tuy nhiên, hiện nay có một số ý kiến cho rằng tài sản của Mỹ đã quá được ưa chuộng, khiến chúng và cả đồng USD có nguy cơ bị định giá lại. Ví dụ, P/E forward 12 tháng của S&P 500 đã tăng lên 24, cao hơn nhiều so với mức trung bình 10 năm là 18 lần, và cũng cao hơn so với các thị trường lớn khác.

Mặc dù định giá hấp dẫn tại các thị trường nước ngoài là điều kiện cần thiết, nhưng chưa đủ để thúc đẩy nhà đầu tư rời bỏ đồng USD. Lịch sử đã cho thấy đồng USD thường yếu đi khi kinh tế Mỹ vẫn ổn định, nhưng các nền kinh tế khác đang phát triển mạnh mẽ hơn và có định giá hấp dẫn hơn. Điều này sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn về nước và khuyến khích các nhà đầu tư Mỹ tăng đầu tư vào thị trường nước ngoài.

Line chart of Nominal Broad US Dollar index showing The dollar has recently weakened against a broad basket of peers

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện ở Trung Quốc trong vài ngày qua khi chính phủ nước này tung ra một gói kích thích kinh tế và hứa hẹn sẽ có thêm các biện pháp hỗ trợ trong tương lai. Ngay lập tức, các nhà đầu tư đã mua cổ phiếu Trung Quốc và đẩy đồng Nhân dân tệ lên mức đỉnh trong khoảng 16 tháng so với đồng USD. Câu hỏi được đặt ra là liệu những nỗ lực mới nhất của chính phủ có đủ để thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng và chi tiêu một cách bền vững hay không.

Điều này khá quan trọng đối với phe bán khống đồng USD. Nếu nền kinh tế ở các khu vực như Trung Quốc và châu Âu không có sự phục hồi mạnh mẽ, thì dù Fed có nới lỏng chính sách tiền tệ, một cú "hạ cánh mềm" của kinh tế Mỹ vẫn có thể thu hút thêm vốn đầu tư vào các tài sản định giá bằng USD. Tình huống này được gọi là "cái tốt nhất trong những cái xấu," nghĩa là đồng USD vẫn hấp dẫn vì các lựa chọn khác còn kém hơn.

Thực tế là cũng có khả năng đồng USD sẽ phục hồi mạnh mẽ vào năm mới. Nếu động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed và sức mua của người tiêu dùng Mỹ giúp kinh tế Mỹ phát triển nhanh hơn các nền kinh tế khác, dòng vốn chảy vào tài sản định giá bằng USD sẽ tăng lên.

Vấn đề lớn hơn là đồng USD có thể mạnh lên nếu cuộc bầu cử Mỹ tháng 11 dẫn đến một cuộc chiến thương mại rộng lớn và quyết liệt hơn, gây áp lực lên mức tăng trưởng dự kiến ​​ở nước ngoài trong khi lạm phát trong nước tăng cao và khiến Fed phải làm chậm chu kỳ nới lỏng chính sách.

Ngoài ra, nếu thế giới rơi vào khủng hoảng kinh tế, lịch sử cho thấy đồng USD thường tăng giá vì mọi người sẽ tìm kiếm sự an toàn trong các tài sản có tính thanh khoản cao như trái phiếu Mỹ. Trong trường hợp này, dòng vốn sẽ tiếp tục đổ về Mỹ, giúp đồng USD mạnh lên. Kết quả là, ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu có tín hiệu tích cực, chưa chắc những kỳ vọng đồng USD suy yếu sẽ thành hiện thực.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump liệu có ''dễ tính'' hơn so với những cố vấn của ông trong các vấn đề về liên quan tới Trung Quốc?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trump liệu có ''dễ tính'' hơn so với những cố vấn của ông trong các vấn đề về liên quan tới Trung Quốc?

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn các cố vấn và nhân vật chủ chốt có lập trường cứng rắn với Trung Quốc, trong khi vẫn duy trì một chiến lược thương mại mềm mỏng hơn để không làm ảnh hưởng đến thị trường. Tuy nhiên, cách ông Trump đối phó với Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào sự tương tác với ông Tập Cận Bình và các yếu tố kinh tế, chính trị toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ