Dự báo thị trường tháng 8 - Khi niềm vui ngắn chẳng tày gang

Dự báo thị trường tháng 8 - Khi niềm vui ngắn chẳng tày gang

Trần Minh Khoa

Trần Minh Khoa

Junior Analyst

22:13 06/08/2022

Với một tháng 7 chứa đựng nhiều tin vui vừa rồi, thì tháng 8 sắp tới có lẽ sẽ rất khác.

Khả năng cao thị trường gấu vẫn sẽ tiếp tục trong tháng 8 tới.
Khả năng cao thị trường gấu vẫn sẽ tiếp tục trong tháng 8 tới.

Sau nửa đầu hết sức khắc nghiệt của năm 2022, thì các nhà đầu tư đã có dịp thở phào nhẹ nhõm vào tháng 7 vừa rồi. Khi mà tất cả các chỉ số chính đều tỏa sắc xanh khi tháng 7 kết thúc, khép lại một tháng đầy tích cực. Chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 4% chỉ trong tuần giao dịch cuối cùng của tháng và 2 ngành dẫn đầu là năng lượng và tiện ích cơ bản. NASDAQ thậm chí còn đem về những con số ấn tượng hơn.

Chỉ số SPY trong tháng 7 vừa rồi

Stock Chart

Đợt tăng giá này diễn ra bất chấp việc Cục Dự trữ Liên bang đã nâng lãi suất thêm 75 bps trong phiên họp cuối tháng 7. Mặc cho những cố gắng với các chính sách tiền tệ thắt chặt mà Fed đang áp dụng thì có vẻ như rất lâu nữa thì ta mới thấy lạm phát được kiểm soát. Chỉ số PCE lạm phát (một trong những chỉ số mà Fed tin dùng) đã tăng 6,8% trong tháng 6, đây chính là mức tăng lớn nhất kể từ năm 1982.
Vậy tháng 7 có phải chỉ là một nhịp tăng điều chỉnh để sau đó tiếp tục giảm tiếp hay đây chính là khởi đầu cho một chu kỳ tăng giá mới?. Còn vẫn rất quá sớm để đưa ra những kết luận chính xác nhưng đây là những dự đoán trong tháng 8 này.

Dấu hiệu của một cuộc suy thoái ngày càng rõ ràng hơn

Số liệu sơ bộ của GDP trong quý II cho ở mức -0,9%, con số của Quý I là -1,6%. Trong lịch sử, mỗi khi hai quý có tăng trưởng âm liên tiếp luôn được coi là suy thoái. Mặc dù vậy, chính quyền, một số nhà kinh tế và một số phương tiện truyền thông cho rằng chúng ta không thực sự đang ở trong một cuộc suy thoái, mặc cho những kết quả tăng trưởng GDP ở mức âm.

Phần trăm thay đổi của GDP so với quý trước

U.S. GDP Growth



Cũng dễ để hiểu về mong muốn của chính quyền để cho rằng nền kinh tế Mỹ chưa rơi vào suy thoái. Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ chỉ còn cách vài tháng và tổng thống đương nhiệm đang có đánh giá tín nhiệm thấp kỉ lục đối với một người chỉ mới làm việc 18 tháng.
Một số cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số người dân Mỹ tin rằng đất nước đã rơi vào suy thoái. Kể từ năm 1920 khi Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) được thành lập, đã có 10 lần Hoa Kỳ phải trải qua ít nhất hai quý với tăng trưởng âm. Tất cả 10 sự kiện đều được NBER chỉ định là suy thoái, mặc dù một số có độ trễ là một năm.

Tâm lý người tiêu dùng tại bang Michigan

United States Michigan Consumer Sentiment

Với tâm lý người tiêu dùng ở gần mức thấp trong lịch sử, thị trường nhà ở đang chậm lại đáng kể do lãi suất thế chấp tăng, doanh số bán xe giảm ở mức hai chữ số cũng như một loạt các báo cáo kinh tế gần đây khác; dẫn đến kết luận rằng “lần này cũng như các lần suy thoái trước”. Hai chỉ số GDP âm này cuối cùng sẽ được trực tiếp báo hiệu về cuộc suy thoái đang tới. Vào cuối mùa hè, thị trường sẽ nhận ra là nền kinh tế đang thực sự suy thoái.

Tăng trưởng việc làm dần bị đình trệ

Một trong những lý lẽ mà chính quyền dùng để phủ nhận việc Hoa Kỳ đang chìm trong suy thoái là tăng trưởng mạnh mẽ của việc làm. Có một số vấn đề với góc nhìn này. Thứ nhất là tăng trưởng việc làm là một chỉ số có độ trễ. Thứ hai, thị trường việc làm thực chất yếu hơn rất nhiều so với vẻ bề ngoài. Mặc dù đúng thực chất tỉ lệ thất nghiệp 3.6% là thấp nhất lịch sử nhưng nó lại không nói lên được nhiều điều. Nếu tỉ lệ tham gia lực lượng lao động ở cùng mức lúc trước đại dịch thì tỉ lệ thất nghiệp bấy giờ sẽ là 5.6%.
Trong khi các bang như Florida và Texas đã khôi phục được toàn bộ số việc làm đã mất vì đại dịch, những bang khác như New York và California thì không. Báo cáo việc làm trong tháng 6 cho thấy đã có 152 triệu vị trí việc làm được lấp đầy trong cả nước. Con số này thấp hơn một chút so với mức 152.5 triệu vào tháng 2 năm 2020. Cần lưu ý rằng số liệu này không cân nhắc đến sự gia tăng dân số. Nếu như yếu tố đó được cân nhắc thì Mỹ đã mất đi 2.6 triệu việc làm qua đại dịch.
Ngoài ngành công nghiệp cho vay thế chấp, nơi những cái tên như Rocket Company (RKT) đã thông báo về việc sa thải lượng lớn nhân viên. Trong khi đó thì hầu hết các lĩnh vực khác của nền kinh tế đã tránh được những hình thức cắt giảm nhân sự này cho đến thời điểm hiện tại. Tuy có một điểm đáng chú ý của các công ty như Microsoft (MSFT) khi cho biết họ đang làm chậm hoặc thậm chí tạm dừng kế hoạch tuyển dụng. Amazon (AMZN) cũng tiết lộ trong cuộc họp hội nghị thu nhập của mình rằng sau những nỗ lực để thu hút nhân viên thì họ hiện có ít hơn khoảng 100,000 nhân viên so với quý trước. Sắp tới, vào cuối quý 3 thì các thông báo sa thải đang được kỳ vọng là sẽ tăng lên đáng kể. Hơn nữa, vào tháng 9 hoặc tháng 10 tới, tốc độ tăng trưởng việc làm hàng tháng sẽ chậm lại đáng kể, xuống dưới mức 200,000, xấp xỉ một nửa so với hiện tại.

Tỉ lệ tiết kiệm cá nhân tại Mỹ

United States Personal Savings Rate


Với tâm lý người tiêu dùng đang ở mức thấp kỉ lục và sức mua bị giảm mất hơn 4% trong 12 tháng vừa rồi do lạm phát, chi tiêu của người tiêu dùng dự kiến sẽ giảm đáng kể sắp tới. Điều này đặc biệt đúng khi tỉ lệ tiết kiệm cá nhân đã giảm xuống mức dưới lúc trước khi đai dịch xảy ra. Vì vây, khi mà người tiêu dùng có sức ảnh hưởng đến khoảng 70% hoạt động kinh tế, sẽ rất khó để thấy GDP tăng lại lên trong quý 3 tới.

Sẽ không có một cú tiếp đất nhẹ nhàng

Có một vấn đề lớn đó là hoạt động kinh tế đã chậm lại hoặc thậm chí âm khi mà Fed chỉ vừa mới bắt đầu có những nỗ lực thắt chặt tiền tệ của mình. Tất nhiên là mức tăng điểm 75bps gần nhất sẽ có ảnh hưởng đến nền kinh tế trong những tuần và tháng tới. Hơn nữa, rất có khả năng sẽ có một đợt tăng 50bps vào tháng 9 tới.

Chỉ số CPI của Mỹ

United States Consumer Price Index (<a href='https://seekingalpha.com/symbol/CPI' title='IndexIQ ETF Trust - IQ Real Return ETF'>CPI</a>)


Rất hiếm khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái có những dấu hiêu rõ rệt hoặc một nền kinh tế có khả năng đã suy thoái. Tuy nhiên, với chỉ số CPI ở mức 9% và PPI trên mức 11%, Cục Dự trữ Liên bang có rất ít lựa chọn vào thời điểm này do lạm phát đỉnh điểm. Có một thực tế là Chủ tịch Powell đã giữ chính sách tiền tệ quá dễ chịu trong thời gian dài mặc dù lượng thanh khoản khổng lồ mà ngân hàng trung ương cung cấp cho nền kinh tế trong thời kỳ đại dịch cũng như khoảng 7 nghìn tỷ đô la mà Quốc hội đã chi tiêu thông qua các nỗ lực cứu trợ khác nhau qua đại dịch Covid-19.

Thật không may mắn khi mà chúng ta hiện phải gánh chịu hậu quả do sai lầm này của Fed. Ngân hàng trung ương hiện không thể tạm dừng cho việc thắt chặt tiền tệ cho đến khi những thấy rõ được những tiến bộ rõ rệt trong lạm phát, và đây là một điều dường như chúng ta chỉ có thể thấy sau khi Mỹ đã thực sự chìm trong suy thoái với hi vọng sự phá hủy nguồn cầu sẽ kéo được lạm phát xuống.

Do đó, tháng 7 chỉ có thể là một đợt phục hồi và giá giảm tiếp chứ không phải sự đảo chiều của thị trường. Một đợt giảm giá nữa của thị trường trước khi mùa hè kết thúc có vẻ là kịch bản có khả năng xảy ra nhất khi suy thoái đang tới rất gần. Do đó, các nhà đầu tư vẫn nên rất thận trọng vào lúc này.

Seeking Alpha

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ