Giá dầu thô WTI và Brent giảm tuần thứ hai liên tiếp trong bối cảnh lo ngại gia tăng về đà phục hồi kinh tế toàn cầu. Fed cứng rắn hơn làm tăng thêm lo lắng khi đường cong lợi suất bắt đầu đảo ngược. Sau phát biểu về việc thu hẹp bảng cân đối kế toán nhanh chóng của bà Lael Brainard, tâm lý thị trường đã bị lung lay.
Đợt phong tỏa ở Thượng Hải, Trung Quốc đã bước sang tuần thứ hai, đặt dấu hỏi về nhu cầu dầu. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc càng giữ vững chiến lược không Covid, ảnh hưởng đến đà phục hồi kinh tế toàn cầu càng trở nên tồi tệ.
Về phía nguồn cung, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) thông báo sẽ phối hợp xả dầu với Hoa Kỳ. Theo Fatih Birol, Giám đốc điều hành IEA, IEA sẽ xả 120 triệu thùng trong vòng 6 tháng tới, trong đó 60 triệu thùng của Mỹ. Tổng cộng sẽ có hơn 1 triệu thùng dầu được tung ra thị trường mỗi ngày. Giả sử mức tiêu thụ toàn thế giới là khoảng 100 triệu thùng/ngày, thì lượng cung dầu đương với khoảng 1.5% nhu cầu toàn cầu
Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho biết sản lượng dầu thô của Hoa Kỳ đã tăng lên 11.8 triệu thùng/ngày tính tới ngày 1 tháng 4, gần mức cao nhất mọi thời đại trước đại dịch là 13.1. triệu thùng/ngày. Trong khi đó, tồn kho của Mỹ đã gây bất ngờ khi tăng 2.4 triệu thùng.
Nhìn chung, các nhà giao dịch nên tiếp tục theo dõi lượng tồn kho toàn cầu, sản lượng và diễn biến tại Thượng Hải. Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ (API) sẽ báo cáo dữ liệu dự trữ dầu hàng tuần vào thứ Ba và EIA sẽ công bố vào thứ Tư. Lượng dự trữ tăng mạnh có thể là tín hiệu không mấy tích cực cho giá dầu, vì vậy cần đặc biệt chú ý.