Dữ liệu kinh tế Mỹ suy yếu đè nặng lên đồng USD, đồng Yên được "hưởng sái"

Dữ liệu kinh tế Mỹ suy yếu đè nặng lên đồng USD, đồng Yên được "hưởng sái"

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

09:44 28/06/2024

Đồng USD mất giá so với hầu hết các loại tiền tệ vào thứ Năm, do bị đè nặng bởi dữ liệu yếu hơn của nền kinh tế Mỹ, củng cố kỳ vọng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay.

USD/JPY giảm nhẹ từ mức đỉnh trong 38 năm sau dữ liệu kinh tế Mỹ, trong khi đó, các nhà giao dịch vẫn cảnh giác cao độ về bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Nhật Bản can thiệp để hỗ trợ đồng Yên.

Các báo cáo của Hoa Kỳ cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã giảm xuống còn 233,000 trong tuần kết thúc vào ngày 22/6. Tuy nhiên, số đơn xin tiếp tục trợ cấp đã tăng 18,000 lên 1.839 triệu trong tuần kết thúc vào ngày 15/6.

Bên cạnh đó, số đơn đặt hàng sản xuất quan trọng của Hoa Kỳ bất ngờ giảm vào tháng 5, cho thấy chi tiêu của doanh nghiệp cho trang thiết bị đã yếu đi trong quý 2.

Dữ liệu cũng cho thấy số đơn đặt hàng phi quốc phòng (không bao gồm máy bay) đã giảm 0.6% vào tháng trước. Các chuyên gia kinh tế được Reuters thăm dò dự đoán đơn đặt hàng lâu bền tăng nhẹ 0.1%.

Loạt dữ liệu cho thấy tăng trưởng kinh tế đã chậm lại đáng kể trong quý đầu tiên. GDP trong quý trước được điều chỉnh tăng nhẹ 1.4% trong năm, nhưng giảm so với con số 3.4% trong ba tháng cuối năm 2023.

Báo cáo GDP cũng cho thấy chi tiêu tiêu dùng suy yếu. Tăng trưởng trong chi tiêu của người tiêu dùng tại Mỹ được điều chỉnh giảm xuống còn 1.5%, thấp hơn so với ước tính trước đó là 2%.

Helen Given, nhà giao dịch ngoại hối tại Monex USA ở Washington, cho biết: “Có vẻ như thị trường đang tập trung quá nhiều vào chỉ số PCE, dữ liệu này chắc chắn sẽ là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại. GDP quý 1 thấp hơn dự kiến ​​là điều dễ hiểu, nhưng chi tiêu tiêu dùng sụt giảm cho thấy có thể dữ liệu PCE sắp công bố sẽ suy yếu."

GDP contributors
Các yếu tố đóng góp vào GDP tại Mỹ

Thách thức đối với đồng Yên?

Trong phiên chiều, đồng yên đã tăng nhẹ, với USD/JPY giảm xuống còn 160.765 sau khi cặp tiền này chạm mức đỉnh tại 160.88 vào thứ Tư, mức kỷ lục kể từ tháng 12/1986.

Đồng yên đã mất giá khoảng 2.1% trong tháng này và gần 12% trong năm nay so với đồng USD, do tiếp tục bị ảnh hưởng bởi chênh lệch lãi suất lớn giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, từ đó thúc đẩy hoạt động carry trade của nhà đầu tư.

Carry trade là giao dịch mà nhà đầu tư sẽ vay vốn bằng đồng tiền có lãi suất thấp và đầu tư số vốn đó vào tài sản sinh lời cao hơn.

Tuy nhiên, việc USD/JPY chạm mốc quan trọng 160 đã khiến các nhà giao dịch lo lắng về khả năng can thiệp từ Nhật Bản, sau khi chính quyền nước này chi 9.79 nghìn tỷ yên (60.94 tỷ USD) vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 để hỗ trợ đồng yên tăng 5% từ mức đáy trong 34 năm - USD/JPY đạt 160.245.

Các chuyên gia phân tích cho rằng mặc dù nguy cơ Nhật Bản can thiệp ngày càng tăng, nhưng chính quyền nước này cũng có thể sẽ chờ đợi dữ chỉ số PCE của Mỹ được công bố vào thứ Sáu trước khi tham gia thị trường. Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh rằng bất kỳ sự can thiệp nào cũng có thể chỉ tác động một cách hạn chế.

Michael Boutros, chuyên gia phân tích FX cấp cao tại Forex.com cho biết: "BoJ được cho là sẽ hành động vào thứ Sáu, nhưng trong kịch bản tốt nhất là lạm phát Mỹ hạ nhiệt để Fed có thể cắt giảm lãi suất trong năm nay".

Trong khi đó, GPBUSD tăng 0.2% lên mốc 1.2643, EURUSD leo dốc 0.2% lên 1.0704.

Đồng EUR đang giảm gần 1.4% tháng này, do bị đè nặng bởi những bất ổn chính trị ở EU trước khi cuộc bầu cử tại Pháp diễn ra vào cuối tuần này.

DXY giảm 0.1%, thấp hơn 1 chút so với mức đỉnh trong gần hai tháng tại 106.13 vào thứ Tư, xuống mốc 105.91. Tuy nhiên, đà sụt giảm của đồng USD nhìn chung đã bị hạn chế bởi những bình luận từ Chủ tịch Fed Atlanta Bostic.

Vào thứ Năm, Bostic chia sẻ rằng: "Tôi vẫn tin rằng các điều kiện sẽ ủng hộ cho 1 đợt hạ lãi suất vào quý IV năm nay".

Thứ Tư sẽ là ngày cuối cùng mà các FX trader có thể giao dịch trong quý, do giao dịch spot sẽ cần tới 2 ngày làm việc để thanh toán. Trong khi chu kỳ thanh toán chứng khoán Mỹ đã rút ngắn xuống còn T+1 vào tháng trước.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Starmer và Reeves đang tự làm "xói mòn" tín nhiệm của mình với những chính sách "đi vào lòng đất"?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Starmer và Reeves đang tự làm "xói mòn" tín nhiệm của mình với những chính sách "đi vào lòng đất"?

Chính phủ Anh đang đối mặt với áp lực lớn trong việc tái thiết lập niềm tin từ doanh nghiệp và công chúng, khi những chính sách kinh tế gây tranh cãi làm gia tăng căng thẳng. Giữa bối cảnh này, Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính đang triển khai các kế hoạch mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện quan hệ thương mại quốc tế.
Chứng khoán châu Âu giảm nhẹ trước chính sách lãi suất của ECB và các quyết định của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chứng khoán châu Âu giảm nhẹ trước chính sách lãi suất của ECB và các quyết định của Trump

Chứng khoán châu Âu giảm nhẹ khi lo ngại về chính sách lãi suất của ECB và tình hình ngân sách tại Pháp ảnh hưởng đến thị trường. Căng thẳng thương mại từ Mỹ và các yếu tố địa chính trị vẫn là những yếu tố trọng yếu gây sức ép lên các cổ phiếu, mặc dù tin tức về ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah giúp giảm bớt phần nào rủi ro.
Tại sao tuyên bố về thuế quan của Trump không gây tác động lớn và lý do Việt Nam được "miễn nhiễm"?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tại sao tuyên bố về thuế quan của Trump không gây tác động lớn và lý do Việt Nam được "miễn nhiễm"?

Tổng thống Trump bất ngờ công bố kế hoạch áp thuế 25% lên hàng hóa từ Mexico và Canada, cùng mức thuế 10% với Trung Quốc, nhằm giải quyết vấn đề nhập cư và ma túy. Tuy nhiên, việc Việt Nam bị loại trừ khỏi các đe dọa thuế quan có thể là một phần trong chiến lược địa chính trị, khi Mỹ tìm cách duy trì mối quan hệ tốt đẹp với quốc gia này để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ