Dư nợ margin của Mỹ tăng lên khi thị trường gia tăng sử dụng đòn bẩy
Nguyễn Tuấn Đạt
Junior Analyst
Trong báo cáo gần đây nhất của FINRA, dư nợ margin đã tăng lên khi các nhà đầu tư phe bò đã tăng sử dụng đòn bẩy trên thị trường chứng khoán, cho thấy các nhà đầu tư đang chấp nhận nhiều rủi ro hơn trên thị trường chứng khoán.
Việc định giá trong ngắn hạn phản ánh sự lạc quan của nhà đầu tư. Nói cách khác, khi giá tăng, các nhà đầu tư sẽ cảm thấy rằng việc chi trả một số tiền lớn hơn cho cổ phiếu đó là hợp lý. Các hệ số định giá cũng là một thước đo tốt về tâm lý nhà đầu tư. Số liệu này có mối tương quan mạnh mẽ với chỉ số niềm tin tiêu dùng và và định giá của chỉ số S&P 500 theo từng năm.
Độ lạc quan của nhà đầu tư thường tỷ lệ thuận với định giá
Không có gì đáng ngạc nhiên khi niềm tin của người tiêu dùng được cải thiện thì nhu cầu đầu tư đối với cổ phiếu cũng tăng theo. Khi thị trường chứng khoán cải thiện, nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội đầu tư trở nên nhiều hơn. Điều này làm tăng nhu cầu về cổ phiếu và khi giá tăng, các nhà đầu tư sẽ gặp nhiều rủi ro hơn vì họ tăng sử dụng đòn bẩy.
Khi niềm tin của người tiêu dùng được cải thiện, nhu cầu đầu tư đối với cổ phiếu cũng tăng theo, khiến họ tăng sử dụng đòn bẩy
Nhu cầu mua lại cổ phiếu quỹ của các doanh nghiệp cũng ngày càng tăng. Khi niềm tin của các CEO được cải thiện, niềm tin của người tiêu dùng tăng lên, họ cũng gia tăng nhu cầu mua lại cổ phiếu quỹ. Khi hoạt động này làm tăng giá cổ phiếu, các nhà đầu tư sẽ sử dụng nhiều đòn bẩy hơn và tăng rủi ro.
Niềm tin của các CEO được cải thiện giúp tăng nhu cầu mua lại cổ phiếu
Tuy nhiên, nhà đầu tư có cần phải lo ngại khi dư nợ margin tăng cao?
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về ảnh hưởng của việc nợ margin tăng cao, hãy bắt đầu với tình hình hiện tại của thị trường. Có bằng chứng rõ ràng cho thấy các nhà đầu tư đang rất hưng phấn. Chỉ số "Fear & Greed" bên dưới đo lường vị thế trên thị trường bằng mức độ rủi ro mà các nhà đầu tư cổ phiếu phải đối mặt. Hiện tại, rủi ro đang ở mức cao báo động.
Chỉ số Fear & Greed
Như Howard Marks đã nói vào tháng 12/2020: “Nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội đã lấn át nỗi sợ rủi ro. Nếu mọi người chấp nhận rủi ro, họ sẽ đầu tư ồ ạt, sau cổ phiếu sẽ được định giá cao hơn và họ sẽ không còn cơ hội "mua đáy bán đỉnh". Đây là điều có thể sắp xảy ra, hiện tại khi Fed đã hạ lãi suất xuống mức 0, lợi nhuận tiềm năng thậm chí còn thấp hơn so với một năm trước. Mọi người phải chấp nhận nhiều rủi ro hơn để hy vọng thu về lợi nhuận. Chúng tôi đang quay trở lại với cách tiếp cận thận trọng. Đây không phải thời điểm mà chúng ta nên mạo hiểm".
Dư nợ margin và lượng vốn đổ vào các cổ phiếu trong S&P 500
Vào năm 2021, thị trường cổ phiếu tiếp tục biến động nhẹ và giá cổ phiếu tăng cao hơn khi các nhà đầu tư vay margin nhiều hơn để theo đuổi các cổ phiếu cao hơn. Tuy nhiên dư nợ margin không phải là một chỉ báo kỹ thuật cho thị trường giao dịch, nó chỉ cho biết số lượng đầu cơ trên thị trường. Nói cách khác, nợ margin mang vai trò thúc đẩy thị trường cổ phiếu tăng cao hơn khi đòn bẩy mang lại sức mua bổ sung cho tài sản. Tuy nhiên, đòn bẩy cũng có thể khiến giá cổ phiếu sụt giảm mạnh hơn khi người cho vay bán tài sản để trang trải hạn mức tín dụng và sẽ không quan tâm đến người đi vay.
Vấn đề là việc giảm đòn bẩy không phải do quyết định của nhà đầu tư. Quá trình đó tùy thuộc vào quyết định của các đại lý môi giới. Khi người cho vay lo sợ họ không thể thu hồi được hạn mức tín dụng, họ buộc người đi vay phải bán tài sản để trang trải nợ. Các lệnh margin call thường xảy ra đồng thời, vì giá tài sản giảm ảnh hưởng đồng thời đến tất cả những người cho vay.
Dư nợ margin từng không phải là vấn đề cho đến khi nó ảnh hưởng quá lớn. Như đã thấy, cuối cùng Howard đã đúng. Vào năm 2022, sự suy giảm đã xóa sạch tất cả lợi nhuận của năm trước và một số lợi nhuận khác sau đó.
Vậy tình trạng hiện tại là gì?
Như đã lưu ý, dư nợ margin cao hỗ trợ đà tăng của cổ phiếu khi thị trường đang tăng, các nhà đầu tư tăng sử dụng đòn bẩy để tăng sức mua. Do đó, sự gia tăng sử dụng margin gần đây không có gì đáng ngạc nhiên khi tâm lý nhà đầu tư trở nên phấn khởi hơn. Biểu đồ cho thấy mối quan hệ giữa dòng tiền tự do và vốn trong thị trường cổ phiếu.
Dòng tiền tự do và lượng vốn đổ vào các cổ phiếu trong S&P 500
Trong quá khứ, ở các thời kỳ khủng hoảng kinh tế lớn, thị trường vẫn duy trì được xu hướng tăng trưởng dài hạn, dòng tiền tự do duy trì ở mức âm. Sự phá vỡ xu hướng tăng giá và số dư tiền mặt tự do dương đều là biểu hiện của thị trường gấu năm 2000 và 2008. Với số dòng tiền tự do gần đạt mức thấp nhất mọi thời đại, thị trường có thể sẽ điều chỉnh và xảy ra đợt suy thoái tiếp theo. Tuy nhiên, nếu xu hướng tăng trưởng dài hạn chấm dứt, việc giải quyết dư nợ margin sẽ làm tăng tính nghiêm trọng của vấn đề.
Mặc dù dư nợ margin không cao như trong quá khứ, đồng thời các yếu tố chính cũng khác với năm 2021 khi Mỹ vẫn tồn tại các khoản thanh toán kích thích, lãi suất gần mức 0 và chương trình nới lỏng định lượng QE. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số điểm tương đồng, bao gồm sự gia tăng dòng tiền tự do âm và độ lệch cực lớn so với các đường MA dài hạn.
Chỉ số S&P 500 đang chênh lệch lớn so với đường MA 24
Trong ngắn hạn, thị trường càng hồi phục thì nhà đầu tư càng muốn chấp nhận rủi ro. Với việc vay margin, khi xu hướng tăng giá chấm dứt, nó sẽ tạo ra làn sóng bán giải chấp. Vì việc vay margin phụ thuộc vào giá trị của tài sản thế chấp nên việc buộc phải bán tài sản sẽ làm giảm giá trị của chúng. Sau đó, sự sụt giảm giá trị sẽ kích hoạt thêm các lệnh margin call, dẫn đến việc bán nhiều hơn.
Dư nợ margin không hoàn toàn là một công cụ dự đoán thị trường. Tuy nhiên, chúng là một chỉ báo có giá trị về tâm lý của thị trường.
Zerohedge