Đường đua tới Nhà Trắng 2024: Những bài học từ quá khứ

Đường đua tới Nhà Trắng 2024: Những bài học từ quá khứ

Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

07:28 25/07/2024

Chính trường Hoa Kỳ đang chứng kiến ​​một giai đoạn biến động chưa từng có sau cuộc tranh luận tổng thống ngày 27/06. Tổng thống Biden đã rút lui khỏi cuộc đua, mở đường cho Phó Tổng thống Kamala Harris trở thành ứng cử viên tiềm năng. Cựu Tổng thống Trump đang dẫn đầu trong các cuộc khảo sát nhưng mọi thứ vẫn có thể thay đổi, đặc biệt là khi xét đến bối cảnh chính trị khó lường hiện nay.

Nền chính trị Hoa Kỳ gần đây đã trải qua một giai đoạn đầy biết động. Mọi chuyện bắt đầu từ màn thể hiện kém cỏi của Tổng thống Biden trước cựu Tổng thống Trump trong cuộc tranh luận ngày 27/06, dẫn đến làn sóng kêu gọi Biden rút khỏi cuộc đua từ chính nội bộ Đảng Dân chủ. Những lời kêu gọi này tạm lắng xuống sau sự kiện ông Trump bị ám sát hụt vào ngày 13/07 tại một cuộc mít tinh vận động tranh cử ở Butler, Pennsylvania. Tuy nhiên, chúng lại bùng lên sau khi Thượng nghị sĩ bang Ohio, J.D Vance, được chọn làm ứng cử viên phó tổng thống của ông Trump tại đại hội Đảng Cộng hòa. Nhiều khả năng những ứng viên tiềm năng khác cho vị trí phó tổng thống như Thượng nghị sĩ Florida, Marco Rubio, và Thống đốc Bắc Dakota, Doug Burgum, sẽ được xem xét vào nội các của ông Trump nếu ông đắc cử, ở các vị trí như Ngoại trưởng hoặc Bộ trưởng Nội vụ.

Trong khi đó, áp lực ngày càng gia tăng đối với tổng thống Biden khi ông chống lại những lời kêu gọi từ chức, thậm chí ngày càng nhiều lãnh đạo đảng thúc giục ông chuyển giao quyền lực. Cuối cùng, vào ngày 21/07, Joe Biden đã rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 và bày tỏ sự ủng hộ đối với phó Tổng thống Kamala Harris. Những đồn đoán đã bắt đầu về việc bà Harris sẽ chọn ai làm ứng cử viên phó tổng thống, với một danh sách từ Thống đốc Pennsylvania, Josh Shapiro; Thống đốc Bắc Carolina, Roy Cooper; Thượng nghị sĩ Arizona, Mark Kelly, và Thống đốc Kentucky, Andy Beshear, đều được gọi tên.

Donald Trump đã dẫn trước Joe Biden 3.0% số phiếu bầu trên toàn quốc theo khảo sát của của Real Clear Politics và ở chiếm được ưu thế tại các bang quan trọng. Còn quá sớm để dựa vào các cuộc thăm dò dư luận và xem xét những diễn biến gần đây, nhưng nhiều cử tri đã quyết định xem họ có định bỏ phiếu cho ông Trump vào tháng 11 hay không. Chuyển sang dự báo của thị trường, PredictIt hiện dành cho Đảng Cộng hòa 59% cơ hội nắm giữ chìa khóa Nhà Trắng vào tháng 11. Trong quá khứ, tỷ lệ của Đảng Cộng hòa đã đạt đỉnh ở mức 68% vào ngày 16/07 và tạo đáy ở mức 45% vào ngày 26/04.

Trung bình chỉ số biến động CBOE (VIX) trong các năm bầu cử, từ 1992 (Nguồn: Haver Analytics)

Thị trường chứng khoán phản ứng ra sao trong quá khứ?

Mức độ biến động của thị trường chứng khoán trong các năm bầu cử có xu hướng giảm dần vào những tháng mùa hè và sau đó tăng lên khi cuộc bầu cử đến gần. Cổ phiếu và trái phiếu thường mang tính phòng thủ trong sáu tháng trước cuộc bầu cử và mang tính chu kỳ trong sáu tháng sau đó.

Lợi nhuận trung bình của cổ phiếu và trái phiếu trong 6 tháng trước và sau bầu cử (Nguồn: : Haver Analytics, FactSet, và Bloomberg)

Về các sự kiện sắp tới, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Dân chủ dự kiến ​​diễn ra từ ngày 19 đến 22/08 và cuộc tranh biện tổng thống lần thứ hai hiện đang được lên kế hoạch vào ngày 10/09. Thị trường vẫn sẽ chờ xem liệu những diễn biến gần đây có làm thay đổi tình hình hiện tại hay không.

Những thống kê trong quá khứ

Điều quan trọng đối với ứng cử viên tổng thống cuối cùng của Đảng Dân chủ là phải giành được chiến thắng thuyết phục trong cuộc bỏ phiếu tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc vào tháng 8. Suy cho cùng, tất cả các cuộc bầu cử thực ra là một cuộc trưng cầu dân ý về đảng đương nhiệm. Khi bắt đầu tranh cử, các đảng đương nhiệm thường thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến cử tri và sẽ là một dấu hiệu không tốt nếu họ không nhận được sự ủng hộ từ đại đa số cử tri trong đảng.

Kể từ Thế chiến thứ hai đến nay, quy trình đề cử trong đại hội thường khá suôn sẻ. Tuy nhiên, vào các năm 1952, 1968, 1976 và 1980 - khi ứng cử viên cuối cùng không đạt được sự ủng hộ gần như tuyệt đối tại đại hội, họ đã thua trong cuộc bầu cử mùa thu.

Trong lịch sử, tỷ lệ các tổng thống đương nhiệm tái đắc cử cao hơn khi nền kinh tế không suy thoái. Trong chín trường hợp kể từ Thế chiến thứ hai, bảy người đều được trở lại Nhà Trắng ngoại trừ Gerald Ford (1976) thua cuộc sau vụ bê bối Watergate và George H. W. Bush (1992) thua trong giai đoạn suy thoái kinh tế 1990-1991 mặc dù đã kết thúc nhưng không được Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) tuyên bố kết thúc cho đến sau cuộc bầu cử. Cựu tổng thống Carter (1980) và Trump (2020) cũng thua cuộc trong những năm suy thoái.

Ngược lại, khi đảng đương nhiệm đề cử một người nào đó không phải là tổng thống đương nhiệm, họ đã thua vào các năm 1952, 1960, 1968, 2000, 2008 và 2016. Bush chỉ thắng cử vào năm 1988 sau khi giữ chức Phó Tổng thống của Ronald Reagan trong hai nhiệm kỳ.

Với sự khác biệt rõ ràng về kết quả của các tổng thống đương nhiệm so với các lựa chọn thay thế khác, người ta phải tự hỏi liệu có một động thái nào đó đã khuyến khích Tổng thống Biden từ bỏ cuộc đua để người kế nhiệm ông ấy có thể tranh cử với tư cách là một tổng thống đương nhiệm hay không? PredictIt đã dự báo tỷ lệ Biden từ chức Tổng thống là 21% trước đó.

Các cuộc bầu cử tổng thống quan trọng

Các cuộc bầu cử Tổng thống quan trọng nhất đã xảy ra vào các năm 1796, 1800, 1828, 1860, 1876, 1896, 1912, 1932 và 2000.

Với việc Joe Biden từ chức, cơ hội trở lại của Trump và khả năng trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Harris, chúng ta có thể cần thêm cuộc bầu cử năm 2024 vào danh sách. Theo thứ tự thời gian, hãy tìm hiểu lý do tại sao các cuộc bầu cử trong quá khứ này đã thay đổi tiến trình lịch sử và định hình chính sách của nước Mỹ:

  • Năm 1796: Cuộc bầu cử năm 1796 đã chứng minh một nền dân chủ non trẻ có thể tồn tại sau khi George Washington nghỉ hưu và quyền lực có thể được chuyển giao trong hòa bình. Chức Tổng thống và Phó Tổng thống đã được trao cho các ứng cử viên có số phiếu cao nhất và cao nhì. Kết quả là đối thủ của John Adams, Thomas Jefferson, trở thành Phó Tổng thống của ông.
  • Năm 1800: Một lỗ hổng khác trong luật lệ trước đó đã xảy ra. Thomas Jefferson và Aaron Burr tranh cử cùng nhau nhưng cuộc bầu cử kết thúc với tỷ số hòa và chỉ được giải quyết tại Hạ viện sau lá phiếu thứ 26. Điều này đã dẫn đến việc thành lập các liên danh chính trị với một cử viên Tổng thống và Phó Tổng thống được xác định trước. Chiến thắng của Jefferson trước John Adams đã chấm dứt thời kỳ thống trị của thể chế Liên bang và mở ra thời kỳ các cuộc tranh cử lưỡng đảng trở thành tiêu chuẩn.
  • Năm 1824: Andrew Jackson giành được nhiều phiếu phổ thông nhất nhưng không có đa số, khiến cuộc bầu cử được chuyển đến Hạ viện. Chủ tịch Hạ viện, Henry Clay, về thứ tư và chuyển sự ủng hộ của mình cho John Quincy Adams để đổi lấy vị trí Ngoại trưởng, con đường phổ biến nhất để trở thành Tổng thống cho đến thời điểm đó. Phản ứng dữ dội này đã đưa Jackson vào Nhà Trắng vào năm 1828 và chia rẽ Đảng Dân chủ-Cộng hòa do Jefferson khởi xướng thành hai.
  • Năm 1828: Sau cuộc bầu cử năm 1824, việc đề cử ứng cử viên trở nên dân chủ hơn khi các đại hội thay thế các cuộc họp kín và các thỏa thuận bí mật. Andrew Jackson là Tổng thống đầu sinh ra trong cảnh bần hàn. Cuộc bầu cử này đánh dấu lần đầu tiên các cá nhân bắt đầu đấu tranh chống tham nhũng trong chính trị và thành lập một liên minh gồm những người nông dân nhỏ và tầng lớp lao động.
  • Năm 1860: Một ứng cử viên sáng giá cho cuộc bầu cử quan trọng nhất từ ​​trước đến nay, Đảng Cộng hòa mới thành lập đã thông qua một cương lĩnh chống chế độ nô lệ dẫn đến chiến thắng sít sao cho Abraham Lincoln. 11 bang ly khai khỏi Liên minh, mở ra Nội chiến và đưa đất nước đi theo con đường xóa bỏ chế độ nô lệ.
  • Năm 1876: Đã có nhiều cuộc bầu cử sát nút và gây tranh cãi nhưng chỉ có một trong số đó diễn ra trong giai đoạn Tái thiết sau Nội chiến. Thống đốc Tilden của New York dẫn đầu trong cuộc bỏ phiếu phổ thông và số phiếu đại cử tri nhưng kém một phiếu bầu để giành chiến thắng. Một ủy ban được Quốc hội thành lập và đã trao chức Tổng thống cho Rutherford B. Hayes trong "Thỏa hiệp năm 1877." Điều này dẫn đến sự kết thúc của thời kỳ Tái thiết.
  • Năm 1896: Một sự đối đầu giữa lợi ích của khu vực thành thị và nông thôn. William Jennings Bryan đã thành lập một liên minh gồm những người theo chủ nghĩa tiến bộ và những người nông dân mắc nợ, những người phản đối chế độ bản vị vàng. Chiến thắng của William McKinley đã nêu bật sự chuyển đổi của nước Mỹ từ một quốc gia nông nghiệp sang một quốc gia thành thị với khu vực sản xuất đang phát triển.
  • Năm 1912: Cuộc bầu cử năm 1912 đã chứng minh tác động mà bên thứ ba có thể gây ra đối với kết quả của một cuộc bầu cử. William Howard Taft, người kế nhiệm do Teddy Roosevelt tự tay chọn, đã kế vị ông vào năm 1908. Năm 1912, Roosevelt muốn trở lại Nhà Trắng, nhưng Đảng Cộng hòa đứng về phía Tổng thống Taft lúc bấy giờ. Roosevelt đã rời bỏ Đảng Cộng hòa để thành lập Đảng Bull Moose độc lập, chia rẽ lượng phiếu bầu và trao chiến thắng cho Woodrow Wilson. Ông đã lãnh đạo đất nước vượt qua Thế chiến thứ nhất, thành lập Cục Dự trữ Liên bang và đấu tranh cho một "Liên minh các quốc gia" không nhận được đủ sự ủng hộ trong Quốc hội.
  • Năm 1932: Cuộc bầu cử dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ về các đảng phái và chính sách. Một liên minh gồm công nhân thành thị, người da đen miền Bắc, người da trắng miền Nam và cử tri Do Thái đã ủng hộ loạt dự án công trình công cộng, cải cách tài chính và các quy định của Franklyn Delano Roosevelt (FDR) sau Đại khủng hoảng. FDR đã phá vỡ truyền thống và giành chiến thắng trong 3 cuộc bầu cử tiếp theo, lãnh đạo đất nước trong phần lớn Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • Năm 2000: Cuộc bầu cử năm 2000 đánh dấu lần đầu tiên Tòa án Tối cao tham gia vào quyết định bầu cử. Cuộc đua giữa George W. Bush và Al Gore căng thẳng đến mức Florida trở thành nơi quyết định người chiến thắng. Ban đầu Gore là người dẫn đầu tại bang này nhưng sau đó Bush lại chiếm được ưu thế. Tưởng kết quả đã ngã ngũ, Gore thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử nhưng chỉ hai tiếng sau ông đã rút lại nó khi số phiếu bầu ủng hộ một lần nữa tăng mạnh. Chiến thắng của Bush ở Florida sít sao đến mức Florida và nhiều bang khác đã phải đem hòm phiếu của mình ra đếm lại. Một loạt các trận chiến pháp lý và kiểm phiếu lại kéo dài một tháng đã xảy ra. Cuối cùng, Tòa án Tối cao phán quyết rằng chiến thắng sít sao 537 phiếu bầu của Bush sẽ được giữ nguyên.

Ngoài ra, cũng có những cuộc bầu cử lịch sử và quan trọng đáng chú ý khác. Cuộc bầu cử năm 1920 chứng kiến ​​số cử tri đủ điều kiện tăng gấp đôi sau khi Tu chính án thứ 19 trao quyền bầu cử cho phụ nữ. Cuộc đua năm 1948 giữa Truman và Dewey đã mang lại chiến thắng bất ngờ cho Truman. Năm 1960, John F. Kennedy trở thành Tổng thống Công giáo La Mã đầu tiên. Năm 1964 đã mang đến tới Đại hội và những tiến bộ trong Quyền Công dân. Năm 1980 mang đến cuộc cách mạng Reagan. Năm 2008 tạo ra sự phấn khích trong lĩnh vực chủng tộc và giới tính với các ứng cử viên Barack Obama và Hillary Rodham Clinton với việc một người Mỹ gốc Phi được bầu vào Nhà Trắng là một sự kiện thực sự lịch sử.

Vậy, liệu cuộc bầu cử năm 2024 có thể dẫn đến những thay đổi lâu dài trong liên minh cử tri, những thay đổi chính sách lâu dài hay một thời kỳ hòa bình và thịnh vượng với đất nước này hay không?

Lời kết

Chỉ số S&P 500 đã tăng trong 13 trên 15 năm bầu cử vừa qua. Nó cũng đã ghi nhận mức hiệu suất dương trong cả nhiệm kỳ tổng thống của Trump và Biden. Nhưng các cuộc bầu cử chỉ là một phần trong phân tích của chúng tôi. Dự báo được đưa ra vẫn sẽ là lạm phát sẽ giảm, Fed sẽ cắt giảm lãi suất và thị trường chứng khoán tiếp tục tăng trưởng. Chúng tôi vẫn khuyến nghị nắm giữ tỷ trọng tài sản của Hoa Kỳ ở mức cao hơn so với phần còn lại của thế giới trong ngắn hạn.

Citi Bank

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ