ECB khẳng định sẽ không ''bắt chước'' Fed trong việc cắt giảm lãi suất

ECB khẳng định sẽ không ''bắt chước'' Fed trong việc cắt giảm lãi suất

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

21:29 04/04/2024

ECB khẳng định họ sẽ không ''bắt chước'' Fed khi chuẩn bị cắt giảm lãi suất lần đầu tiên. Tuy nhiên, lộ trình chính sách sau đó của ECB rất có thể vẫn bị ảnh hưởng bởi những diễn biến ở Mỹ.

Những diễn biến ở nền kinh tế lớn nhất thế giới thường nhanh chóng lan sang các khu vực khác, ảnh hưởng gần như tức thời đến điều kiện tài chính và tỷ giá hối đoái - và hơn nữa là lạm phát, thương mại và các chỉ số khác. Do đó, các nhà hoạch định chính sách ở những nơi khác không thể không quan tâm đến dữ liệu của Fed khi đánh giá nền kinh tế của mình.

Đối với các quan chức của ECB, họ sẽ quan sát Fed sẽ cắt giảm nhanh đến mức nào và sâu bao nhiêu chính sách thắt chặt tiền tệ của họ, điều đó có nghĩa là họ sẽ theo dõi sát sao diễn biến nền kinh tế Mỹ.

Piet Christiansen, chiến lược gia trưởng tại Danske Bank, cho biết: "ECB hoàn toàn có thể hành động trước Fed. Tuy nhiên, khó có thể tưởng tượng các chính sách sẽ đi chệch hướng nhau như thế nào trong thời gian dài - bởi vì cuối cùng, bất cứ điều gì thúc đẩy các quyết định của Fed cũng sẽ lan sang Châu Âu và ảnh hưởng đến khu vực Eurozone."

ECB cắt giảm lãi suất nhanh hơn Fed

Nhà đầu tư đang đặt cược vào việc ECB sẽ cắt giảm lãi suất nhiều lần trong năm nay, cụ thể là 4 lần. Tuy nhiên, họ lại không chắc chắn về số lần cắt giảm lãi suất của Fed. Phát biểu hôm thứ Tư, Chủ tịch Fed nhấn mạnh rằng ông không vội vàng trong việc bắt đầu giảm lãi suất, điều này khiến các nhà đầu tư lưỡng lự về việc liệu Fed sẽ cắt giảm 2 hay 3 lần.

Hơn hai năm sau khi Powell bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất, nền kinh tế Mỹ đã cho thấy khả năng phục hồi đáng kinh ngạc. Điều này được thể hiện qua việc các nhà tuyển dụng vẫn đang tích cực tuyển mới nhân công. Nếu đà tăng trưởng này được duy trì, nó cũng có thể hỗ trợ cho nền kinh tế châu Âu.

Về lạm phát, "Vẫn còn quá sớm để nói liệu những số liệu gần đây có phải chỉ là một cú hích tạm thời hay không". Ông Powell cho biết hôm thứ Tư trong bài phát biểu tại Đại học Stanford. "Chúng tôi không kỳ vọng rằng việc hạ lãi suất là phù hợp cho đến khi chúng tôi có thêm niềm tin rằng lạm phát đang quành trở lại một cách bền vững về mức 2%."

Các báo cáo gần đây cho thấy dấu hiệu phục hồi chậm ở châu Âu, dự kiến sự tăng trưởng sắp tới và niềm tin của doanh nghiệp cũng sẽ được cải thiện. Trong khi đó, lạm phát ở khu vực Eurozone 20 quốc gia giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 3 và ở mức 2.4% - gần mục tiêu của ECB.

Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng vượt bậc so với khu vực Eurozone kể từ dịch bệnh Covid-19

Bloomberg Economics dự đoán lạm phát sẽ giảm xuống dưới 2% ngay từ tháng 8 và trung bình chỉ còn 1.4% vào năm 2025. Dự báo của ECB là lạm phát ở mức 2% vào năm tới.

ECB đã chứng minh trong quá khứ rằng họ có thể đi theo hướng khác với Fed - khi cắt giảm lãi suất vào tháng 12/2015 và một lần nữa vào tháng 3/2016, Fed đang bước vào giai đoạn tăng lãi suất kéo dài ba năm. Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đã đi trước trong chu kỳ hiện tại, với việc hạ lãi suất bất ngờ vào tháng 3, nhằm ngăn chặn đồng Franc tăng giá.

Ông là một trong những người tham gia khảo sát của Bloomberg về chính sách của ECB, trong đó chỉ có một phần tư số người được hỏi khẳng định rằng các quyết định của Fed sẽ không ảnh hưởng đến lộ trình lãi suất của ECB. Con số này so với 36% cho rằng chính sách của ngân hàng trung ương ở Mỹ không ảnh hưởng đến chính sách ở Frankfurt. Kết quả đầy đủ của cuộc thăm dò sẽ được công bố vào thứ Sáu.

Một số người cho rằng việc nới lỏng mạnh mẽ hơn đối với khu vực Eurozone có thể dẫn đến áp lực lạm phát lớn hơn - lãi suất thấp hơn so với Mỹ có thể làm đồng tiền chung yếu đi và gây ra thêm rủi ro thông qua giá nhập khẩu cao hơn.

Tuy nhiên, Cựu chuyên gia kinh tế trưởng ECB Peter Praet cảnh báo rằng việc Fed thắt chặt chính sách hơn dự kiến có thể dẫn đến tác động tiêu cực hơn đối với nền kinh tế châu Âu và thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách ở Frankfurt cắt giảm nhiều hơn mức cần thiết.

Lạm phát diễn ra chậm hơn ở khu vực Eurozone so với Mỹ

Các nhà đầu tư đã sẵn sàng đón nhận những đợt sụt giảm đối với đồng euro. Theo dữ liệu từ Depository Trust & Clearing Corporation, trong thị trường quyền chọn, trong tuần qua có số hợp đồng đặt cược bearish gấp đôi so với hợp đồng đặt cược bullish.

Một số nhà giao dịch đang đặt cược EURUSD sẽ giảm xuống 1.05, từ mức 1.08 USD của thứ Tư.

“ECB sẽ dovish hơn không chỉ Fed mà còn cả hầu hết các ngân hàng trung ương G-10 khác,” Valentin Marinov, Giám đốc chiến lược ngoại hối G-10 tại Credit Agricole cho biết, trích dẫn triển vọng tăng trưởng yếu hơn và lạm phát giảm dần của khu vực.

Mặc dù các quan chức của ECB có thể lo ngại về sự trượt giá của đồng tiền, Lena Komileva, nhà kinh tế trưởng tại G Plus Economics, cho rằng khu vực Eurozone có thể phải chấp nhận điều đó.

Lena cho rằng “Nếu Fed không sớm cắt giảm lãi suất thì ECB sẽ cần phải cắt giảm nhiều hơn mức cần thiết để tránh suy thoái không cần thiết.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ