Fed và sai lầm lịch sử mang tên "lạm phát"

Fed và sai lầm lịch sử mang tên "lạm phát"

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

22:43 28/04/2022

Fed có đầy đủ công cụ để chống lại lạm phát nhưng lại đã sử dụng chúng một cách quá chậm trễ

Một trong những vai trò quan trọng nhất của các Ngân hàng Trung ương là mang tới sự an tâm cho nền kinh tế bằng cách giữ lạm phát ở mức thấp và ổn định. Cục dự trữ liên bang Mỹ rất tiếc đã không làm được điều này. Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 3 vừa qua đã tăng tới 8.5% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất kể từ năm 1981. Lạm phát vốn không phải chỉ số nhận được nhiều sự quan tâm trong một thời gian tương đối dài trước đây, thế nhưng hiện tại đã có khoảng 1/5 người dân Mỹ nói rằng lạm phát đang là vấn đề quan trọng bậc nhất tại quốc gia này, tổng thống Joe Biden buộc phải ra lệnh sử dụng dầu từ kho dự trữ nhằm hạ nhiệt bớt cho giá dầu và các thành viên của đảng Dân chủ lại sốt sắng đi tìm người để đổ lỗi, từ những thương nhân tham lam cho tới vị tổng thống ở nước Nga xa xôi.

Tuy vậy chính Fed mới là người cần chịu trách nhiệm lớn hơn cả khi họ có đủ các công cụ chống lạm phát trong tay nhưng lại không sử dụng chúng kịp thời. Hệ quả đó là một nền kinh tế lớn và phát triển nhất thế giới bị đẩy vào tình trạng quá nóng. Mặc dù có thể lạm phát cuối cùng cũng sẽ tạo đỉnh, tuy nhiên để trở lại mục tiêu 2% trước đây sẽ là cả một chặng đường dài.

Một số nhà làm luật tại Mỹ đã lấy mức tăng giá 7.5% tại khu vực Euro hay 7% tại Anh để chỉ ra rằng lạm phát là một vấn đề toàn cầu. Thế nhưng cần nhắc lại rằng gần 3/4 lạm phát tại khu vực Euro bị gây ra bởi xu hướng tăng vọt của giá năng lượng và thực phẩm. Nếu loại bỏ giá năng lượng và thực phẩm, lạm phát tại Châu Âu chỉ là khoảng 3%, trong khi đó tại Mỹ là 6.5%. Cùng với đó, thị trường lao động tại Mỹ cũng đang trở nên quá nóng với tốc độ tăng tiền lương bình quân gần 6%. Xu hướng giảm gần đây của giá dầu, oto cũ và chi phí vận chuyển có thể đồng nghĩa rằng lạm phát sẽ dần hạ nhiệt trong vài tháng tới. Dẫu vậy, mặt bằng giá cả vẫn sẽ duy trì ở mức cao khi các yếu tố gây áp lực vẫn còn hiện hữu.

Trong bối cảnh tổng thống Biden tung ra những gói kích thích tài khóa khổng lồ ra nền kinh tế, Fed đáng ra phải là người kìm hãm bớt tình hình. Tuy nhiên việc không thể dự đoán được hướng đi tiếp theo của nền kinh tế khiến cho cơ quan này chần chừ trong việc hành động. Điều này một phần còn do sự thay đổi trong mục tiêu của cơ quan này khi muốn theo đuổi một sự phục hồi "toàn diện" của nền kinh tế. Vào tháng 9/2020, Fed thông báo cam kết sẽ không tăng lãi suất cho tới khi lao động đạt được mức toàn dụng tối đa.

Giờ đây, chính Fed đang phải cố gắng giải quyết mớ hỗn độn mà mình gây ra. Vào tháng 12 năm ngoái, cơ quan này chỉ dự kiến tăng 0.75% lãi suất trong năm 2022. Thế nhưng tại thời điểm hiện tại, mức tăng dự kiến đã lên tới 2.5%. Các nhà làm luật tin rằng đây là mức có thể đưa lạm phát trở lại mức bình thường. Họ một lần nữa có lẽ đã quá lạc quan. Thông thường, để kiểm soát lạm phát sẽ cần nâng lãi suất lên trên mức trung lập - ở khoảng 2-3%, cao hơn mức tăng của lạm phát cơ bản. Điều này có nghĩa rằng lãi suất điều hành sẽ cần tăng tới mức 5-6%, mức chưa từng thấy kể từ năm 2007. Lãi suất cao có thể kìm hãm được lạm phát nhưng cũng sẽ là mầm mống của suy thoái. Trong vòng hơn 60 năm qua, chỉ có vỏn vẹn 3 lần Fed thành công trong việc làm chậm lại nền kinh tế Mỹ mà không gây ra suy thoái, chưa kể với mức lạm phát phi mã như hiện tại.

Rủi ro suy thoái của kinh tế Mỹ cùng với tình trạng khủng hoảng năng lượng tại Châu Âu và sự khó khăn của Trung Quốc trong việc kiểm soát dịch bệnh chính là 3 mối lo lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu hiện tại. Các quốc gia thu nhập thấp và trung bình sẽ cảm nhận rõ sự khó khăn từ xu hướng tăng lãi suất của Fed khi sẽ khiến dòng vốn chảy ra khỏi quốc gia và đồng tiền bị suy yếu, cùng với đó là nhu cầu nhập khẩu toàn cầu bị suy giảm.

Liệu rằng Fed sẽ có đủ khả năng tránh đưa nền kinh tế vào tình trạng trên? Rất nhiều nhà kinh tế học đã ủng hộ mức lạm phát cao bởi chúng sẽ khiến mặt bằng lãi suất tăng lên tương ứng và tạo dư địa cho việc cắt giảm lãi suất trong tương lai nếu cần thiết. Lạm phát cũng đã giúp cho chính phủ Mỹ giảm được giá trị thực của các khoản nợ. Vào khoảng năm 2025, khi Fed đánh giá lại cơ chế ra quyết định chính sách của mình, cơ quan này sẽ có cơ hội để nâng mục tiêu lãi suất trung lập của mình cao hơn mức 2% hiện tại.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ