GDP quý IV của Mỹ tăng 2.9% bất chấp lo ngại suy thoái kinh tế

GDP quý IV của Mỹ tăng 2.9% bất chấp lo ngại suy thoái kinh tế

10:19 27/01/2023

Nền kinh tế Hoa Kỳ đã kết thúc năm 2022 trong tình trạng ổn định ngay cả khi vẫn còn những lo ngại về khả năng tăng trưởng âm trong năm tới

Theo báo cáo của Bộ Thương mại hôm thứ Năm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý IV, tổng của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12, tăng với tốc độ hàng năm là 2.9%, so với kỳ vọng 2.8% của các nhà kinh tế được khảo sát bởi Dow Jones.

Tốc độ tăng trưởng chậm hơn một chút so với mức 3.2% của quý III.

Thị trường chứng khoán biến động sau báo cáo trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc phần lớn tăng lên.

Chi tiêu tiêu dùng, chiếm khoảng 68% GDP, tăng 2.1%, giảm nhẹ so với mức 2.3% trong giai đoạn trước nhưng vẫn khả quan.

Lạm phát đã giảm đáng kể vào cuối năm sau khi đạt mức cao nhất trong 41 năm vào mùa hè. Chỉ số PCE tăng 3.2%, giống với kỳ vọng nhưng giảm mạnh so với mức 4.8% trong quý III. Mức tăng của dữ liệu PCE không bao gồm thực phẩm và năng lượng đã giảm từ 4.7%.xuống 3.9%,

Mặc dù dữ liệu lạm phát cho thấy đà tăng giá cả đang giảm dần, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.

Cùng với sự thúc đẩy từ người tiêu dùng, sự gia tăng đầu tư hàng tồn kho tư nhân, chi tiêu và đầu tư cố định của chính phủ đã làm tăng GDP.

Đầu tư cố định vào khu dân cư giảm 26.7%, phản ánh sự suy yếu mạnh của lĩnh vực nhà ở, là lực cản đối với tăng trưởng, cũng như mức giảm 1.3% trong xuất khẩu. Điều này đã làm giảm khoảng 1.3% chỉ số GDP toàn phần.

Chi tiêu của chính phủ tăng 6.2%, phần lớn là do chi tiêu phi quốc phòng tăng 11.2%, trong khi chi tiêu của tiểu bang và địa phương tăng 2.3%. Tổng chi tiêu của chính phủ đã đóng góp 0.64% vào GDP.

Sự gia tăng hàng tồn kho cũng đóng một vai trò quan trọng, thêm gần 1.5%.

Andrew Hunter, chuyên gia kinh tế cấp cao của Mỹ tại Capital Economics, cho biết: “Dữ liệu cho thấy nền kinh tế đã mất đà vào đầu quý IV. Chúng tôi vẫn cho rằng tác động trễ của việc tăng lãi suất sẽ đẩy nền kinh tế vào suy thoái nhẹ trong nửa đầu năm nay.”

Báo cáo này đã kết thúc một năm đầy biến động đối với nền kinh tế.

Sau khi GDP năm 2021 tăng với tốc độ mạnh nhất kể từ năm 1984, hai quý đầu năm 2022 bắt đầu với mức tăng trưởng âm, giống với định nghĩa thường thấy về suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, tiêu dùng ổn định và thị trường lao động mạnh mẽ đã giúp tăng trưởng chuyển biến tích cực trong hai quý cuối năm và mang lại hy vọng cho năm 2023.

Jim Baird, giám đốc đầu tư của Plante Moran Financial Advisors, cho biết: “Nền kinh tế không suy yếu trong nửa đầu năm 2022 như báo cáo GDP cho thấy, nhưng cũng không mạnh mẽ như dữ liệu GDP quý IV đã được công bố. Nhờ chi tiêu tiêu dùng ổn định, nền kinh tế đã mở rộng với tốc độ ổn định vào cuối năm ngoái, nhưng vẫn có khả năng suy thoái trong các quý tới.”

Một báo cáo kinh tế khác được công bố hôm thứ Năm đã cho thấy một thị trường lao động thắt chặt và mạnh mẽ. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần giảm 6,000 xuống còn 186,000, mức thấp nhất kể từ tháng 4/2022 và thấp hơn nhiều so với ước tính 205,000 của Dow Jones.

Đơn đặt hàng hóa lâu bền cũng cao hơn nhiều so với kỳ vọng 2.4%, tăng 5.6% trong tháng 12. Tuy nhiên, lượng đơn đặt hàng đã giảm 0.1% khi nhu cầu đối với máy bay chở khách của Boeing đã giúp thúc đẩy dữ liệu toàn phần.

Mặc dù dữ liệu khá khả quan, nhưng hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng khả năng xảy ra suy thoái trong năm nay là rất lớn.

Một loạt các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ của Fed nhằm kiềm chế lạm phát đang tăng cao dự kiến sẽ diễn ra trong năm nay. Fed đã tăng lãi suất thêm 4.25% kể từ tháng 3/2022 lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2007. Việc tăng lãi suất thường có độ trễ, nghĩa là tác động thực sự của chúng có thể chưa xảy ra cho đến thời điểm sắp tới.

Thị trường gần như chắc chắn rằng Fed sẽ tăng 25 điểm cơ bản tại cuộc họp vào tuần tới và có khả năng tiếp tục với quy mô tương tự vào tháng Ba.

Một số lĩnh vực của nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái mặc dù nhìn chung tăng trưởng dương. Đặc biệt, lĩnh vực nhà ở đã suy yếu, với giấy phép xây dựng giảm 30% trong tháng 12 so với một năm trước và dữ liệu khởi công giảm 22%.

Báo cáo lợi nhuận quý IV của các doanh nghiệp cũng đang báo hiệu một cuộc suy thoái. Với gần 20% trong số các công ty thuộc S&P 500 báo cáo thu nhập đang lỗ 3%, ngay cả khi doanh thu tăng 4.1%.

Chi tiêu của người tiêu dùng cũng có dấu hiệu suy yếu, với doanh số bán lẻ giảm 1.1% trong tháng 12.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ