Gen Z và thách thức hòa nhập thị trường lao động

Gen Z và thách thức hòa nhập thị trường lao động

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

11:10 19/02/2025

Gen Z đang gặp nhiều rào cản trong môi trường làm việc khi bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp, kém chủ động và khó thích nghi. Dù AI giúp họ tối ưu hóa quá trình xin việc, nhưng sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt buộc thế hệ này phải thay đổi nếu không muốn bị đào thải.

Liệu thế hệ trẻ có đủ khả năng thích nghi với môi trường làm việc thực tế? Đây là câu hỏi khiến giới kinh tế và nghiên cứu trăn trở, bởi chưa có thế hệ nào gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập thị trường lao động như Gen Z.

Các doanh nghiệp Mỹ ngày càng dè dặt trong việc tuyển dụng lao động Gen Z, thậm chí ngay cả những nhà tuyển dụng thuộc thế hệ này cũng không muốn thuê chính đồng trang lứa. Tuy nhiên, các khảo sát lại cho thấy Gen Z tỏ ra lạc quan hơn về triển vọng việc làm trong năm 2025. Nhưng liệu sự tự tin này có quá viển vông?

Công nghệ AI đang thay đổi cách tuyển dụng, giúp doanh nghiệp sàng lọc hồ sơ nhanh hơn. Nhưng điều họ không ngờ là Gen Z cũng tận dụng AI để tối ưu hóa quy trình xin việc. Các nhà tuyển dụng cho rằng AI đang làm phức tạp mọi thứ khi nhiều ứng viên lợi dụng công nghệ này để "tô vẽ" hồ sơ và nộp đơn hàng loạt mà không thực sự quan tâm đến công việc.

Hệ quả là xuất hiện tình trạng "ứng viên ma" và "nhảy việc ma". Nhiều công ty gửi thư mời làm việc, nhưng khi liên hệ lại thì ứng viên đã mất hút. Thậm chí, có trường hợp hoàn tất thủ tục nhận việc nhưng không bao giờ đến làm.

AI và hệ thống tuyển dụng trực tuyến đã giúp Gen Z gửi đi hàng nghìn hồ sơ, nhận hàng loạt lời mời làm việc, rồi chỉ chọn một công việc phù hợp nhất mà không hề phản hồi các đơn khác. Các nhà tuyển dụng than phiền rằng thời gian sàng lọc ứng viên đã tăng đột biến, với hơn 80% quản lý tuyển dụng tuyên bố sẽ loại bỏ hồ sơ do AI tạo ra.

Ngày càng ít ứng viên bước vào công ty để trực tiếp nộp hồ sơ, trò chuyện với quản lý và bắt tay chào hỏi. Thị trường lao động dần mất đi sự kết nối thực tế, phần lớn do doanh nghiệp chạy theo hiệu suất thay vì con người. Một số ý kiến cho rằng Gen Z chỉ đang thích nghi với công nghệ, nhưng thực tế, cách làm này đang gây rắc rối cho cả ứng viên lẫn nhà tuyển dụng.

Khi phải tham gia phỏng vấn trực tiếp, nhiều ứng viên Gen Z gặp khó khăn trong giao tiếp, thậm chí khoảng 20% còn đưa cha mẹ đi cùng để cảm thấy an toàn. Các nhà tuyển dụng cũng nhận xét rằng nhiều ứng viên trẻ có kỳ vọng lương quá cao so với thực tế và dễ cảm thấy bị xúc phạm bởi những góp ý nhỏ.

Doanh nghiệp dần quay lưng với lao động gen Z

Ngày càng nhiều doanh nghiệp tỏ ra e dè với Gen Z trên thị trường lao động, khi những thói quen làm việc của thế hệ này gây ra không ít rắc rối. Các xu hướng như "career catfishing" (tô vẽ hồ sơ để gây ấn tượng giả tạo), "job ghosting" (ứng tuyển rồi biến mất), "quiet quitting" (làm việc cầm chừng) hay "bare minimum Mondays" (chỉ làm tối thiểu vào đầu tuần) khiến Gen Z trở thành nhóm lao động kém hấp dẫn trong mắt nhà tuyển dụng.

Theo Fortune, các nhà tuyển dụng đặc biệt quan ngại về nhóm sinh viên mới tốt nghiệp, khi họ bị đánh giá là thiếu kỹ năng làm việc cơ bản và thiếu chuyên nghiệp. Trong giai đoạn bùng nổ tuyển dụng hậu đại dịch và những năm đầu khủng hoảng lạm phát, nguồn cung lao động khan hiếm giúp Gen Z có lợi thế lớn khi gia nhập thị trường việc làm. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ chưa từng đối mặt với một thị trường lao động cạnh tranh thực sự – và điều đó đang thay đổi.

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp bắt đầu sa thải nhân sự Gen Z với tốc độ đáng kể. Ít nhất 60% nhà tuyển dụng thừa nhận họ đang cắt giảm mạnh nhóm lao động trẻ được tuyển dụng trong năm qua. Nguyên nhân hàng đầu là thiếu động lực và tinh thần chủ động, với 50% lãnh đạo doanh nghiệp khẳng định đây là lý do chính khiến họ không thể tiếp tục giữ nhân sự Gen Z.

Ngoài ra, sự thiếu chuyên nghiệp, kém tổ chức và kỹ năng giao tiếp yếu kém cũng là những yếu tố khiến nhà tuyển dụng chán nản. Nhiều công ty than phiền rằng nhân viên Gen Z thường xuyên đi làm trễ, không tuân thủ quy tắc trang phục công sở và có xu hướng sử dụng ngôn ngữ không phù hợp trong môi trường làm việc.

Gen Z và thách thức thích nghi với môi trường làm việc

Nguyên nhân khiến Gen Z gặp khó khăn trong môi trường làm việc vẫn còn gây tranh cãi. Một số cho rằng hệ thống giáo dục đã không trang bị đầy đủ kỹ năng thực tiễn cho thế hệ trẻ, khiến họ bỡ ngỡ trước yêu cầu khắt khe của khu vực tư nhân. Số khác lại đổ lỗi cho cách nuôi dạy quá bảo bọc của cha mẹ và thế hệ trước, khiến nhiều người trẻ thiếu tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm.

Ở một góc độ khác, một số người theo chủ nghĩa xã hội coi đây là dấu hiệu của một "cuộc cách mạng lao động," nơi Gen Z chống lại "sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản." Quan điểm này có thể đúng với một bộ phận nhỏ, đặc biệt là những sinh viên mới tốt nghiệp chịu ảnh hưởng từ tư tưởng cực đoan cánh tả, tin rằng họ không cần phải làm việc cật lực để đạt được điều mình muốn. Nhưng thực tế là không ai có thể no bụng chỉ bằng lý tưởng – đến một lúc nào đó, ai cũng phải lao động để duy trì cuộc sống.

Vậy phải chăng Gen Z chưa thực sự chịu áp lực tài chính?

Khoảng 50% người trưởng thành từ 18 đến 28 tuổi vẫn đang sống cùng cha mẹ – tỷ lệ cao nhất trong 80 năm qua. Chính sự đảm bảo này cho phép họ dễ dàng bỏ việc hoặc từ chối cơ hội mà không lo lắng về tài chính. Tuy nhiên, điều này vô tình hình thành thái độ làm việc hời hợt, thiếu cam kết, có thể khiến nhiều người trong thế hệ này khó tìm được việc làm trong tương lai. Hơn nữa, việc ở cùng cha mẹ không thể kéo dài mãi mãi.

Dù muốn hay không, Gen Z sẽ sớm thay thế Millennials để trở thành lực lượng lao động chính trong vòng 10 năm tới. Một số doanh nghiệp đã triển khai các chương trình đào tạo nhằm giúp nhân sự trẻ phát triển kỹ năng làm việc chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, về lâu dài, xã hội cần có sự thay đổi trong cách giáo dục và chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào đời. AI và tự động hóa không phải lối thoát – thậm chí, chúng có thể khiến thị trường lao động trở nên cạnh tranh hơn, buộc Gen Z phải thích nghi hoặc bị bỏ lại phía sau.

ZeroHedge

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Gen Z và thách thức hòa nhập thị trường lao động
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Gen Z và thách thức hòa nhập thị trường lao động

Gen Z đang gặp nhiều rào cản trong môi trường làm việc khi bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp, kém chủ động và khó thích nghi. Dù AI giúp họ tối ưu hóa quá trình xin việc, nhưng sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt buộc thế hệ này phải thay đổi nếu không muốn bị đào thải.
Tổng thống Argentina Javier Milei đối mặt bê bối tiền điện tử: Khủng hoảng niềm tin, nguy cơ suy giảm uy tín chính trị
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Tổng thống Argentina Javier Milei đối mặt bê bối tiền điện tử: Khủng hoảng niềm tin, nguy cơ suy giảm uy tín chính trị

Tổng thống Argentina Javier Milei đối mặt khủng hoảng sau bê bối tiền điện tử $LIBRA, khi đồng tiền này tăng vọt rồi sụp đổ chỉ trong vài giờ. Vụ việc kéo theo hàng loạt đơn kiện, đe dọa uy tín chính trị và làm lung lay niềm tin của giới đầu tư. Thị trường tài chính Argentina chao đảo, đặt chính quyền Milei trước bài toán khó về lòng tin và cải cách kinh tế.
Bài toán kế nhiệm của Tập Cận Bình: Sự ổn định mong manh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bài toán kế nhiệm của Tập Cận Bình: Sự ổn định mong manh

Lễ nhậm chức của Donald Trump đánh dấu một cuộc chuyển giao quyền lực hòa bình ở Mỹ, trong khi ở Trung Quốc, vấn đề kế nhiệm là một vấn đề đầy nhạy cảm và khó khăn. Kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, ông đã củng cố quyền lực và không lộ diện kế hoạch kế nhiệm, khiến câu hỏi về người kế vị trở thành mối quan tâm lớn cả trong và ngoài Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, sự ổn định chính trị của Trung Quốc hiện nay đang gặp phải thách thức lớn từ việc thiếu một người kế nhiệm rõ ràng, điều này có thể dẫn đến bất ổn nếu Tập đột ngột rời bỏ quyền lực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ