Giằng co giá dầu: Trung Quốc cứu nguy, Trung Đông gây khó?
Trà Giang
Junior Editor
Vào đầu tuần này, thị trường dầu đang trải qua giai đoạn phục hồi ngắn hạn, được thúc đẩy bởi hai yếu tố chính: động thái cắt giảm lãi suất của Trung Quốc và tình hình căng thẳng tại Trung Đông. Đây vẫn là những động lực chủ đạo tác động lên thị trường trong những tuần gần đây.
Giá dầu liên tục biến động trước mỗi báo cáo kinh tế từ Trung Quốc hay bất kỳ thông tin nào về khả năng đàm phán ngừng bắn tại Trung Đông. Tuy nhiên, tình hình kinh tế Trung Quốc có thể mang lại tác động dài hạn hơn, bởi sự suy giảm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này sẽ tác động đến toàn cầu.
Điều này càng trở nên rõ ràng sau khi IMF điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 3.2%. Mặc dù mức điều chỉnh không lớn nhưng đã phản ánh những rủi ro tiêu cực trong thị trường toàn cầu. IMF cảnh báo các rủi ro có thể đến từ các cuộc xung đột mới hoặc chủ nghĩa bảo hộ thương mại - một chủ đề đang nóng trong chiến dịch bầu cử Mỹ.
Dự báo của IMF cho thấy tăng trưởng sẽ duy trì ở mức trung bình trong trung hạn với nhiều bất ổn. Tổ chức này cũng hạ dự báo tăng trưởng năm 2025 của Trung Quốc từ 5% xuống 4.8%, phù hợp với xu hướng điều chỉnh của nhiều tổ chức khác gần đây.
Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu được công bố bở IMF
Thị trường dầu tại Trung Quốc đang gặp nhiều thách thức. Theo phân tích của Commerzbank, Trung Quốc đã dư thừa nguồn cung khoảng 930,000 thùng/ngày trong tháng 9. Nhu cầu dầu thô của nước này - được tính bằng cách lấy lượng dầu thô chế biến trừ đi xuất khẩu ròng các sản phẩm dầu - đang cho thấy xu hướng giảm. Nhiều người hy vọng các gói kích thích gần đây sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu nội địa, tuy nhiên cần thêm thời gian để đánh giá hiệu quả.
Triển vọng tuần tới
Tuần này không có nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ, thị trường tập trung chủ yếu vào tình hình địa chính trị ở Trung Đông. Báo cáo tồn kho dầu từ API (thứ Tư) và EIA (thứ Năm) có thể tạo ra biến động ngắn hạn cho giá dầu.
investing