Hoa Kỳ thế chỗ Trung Quốc để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Hoa Kỳ thế chỗ Trung Quốc để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

15:12 10/05/2024

Sau nhiều năm Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Đức, Mỹ dường như đang lặng lẽ chiếm vị trí này theo thời gian.

Tổng giá trị xuất nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đạt 63 tỷ euro (68 tỷ USD) trong quý 1 năm 2024. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc chỉ đạt gần 60 tỷ euro, theo tính toán của CNBC.

Nhiều yếu tố đóng vai trò trong sự thay đổi này, Carsten Brzeski, giám đốc nghiên cứu toàn cầu về kinh tế tại ING Research, cho biết.

"Thay đổi này là kết quả của một số yếu tố: tăng trưởng mạnh mẽ ở Mỹ đã thúc đẩy nhu cầu về sản phẩm của Đức. [...] Đồng thời, nhu cầu nội địa ảm đạm ở Trung Quốc và việc nước này có thể sản xuất các sản phẩm mà trước đây họ nhập khẩu từ Đức (chủ yếu là ô tô) đã giảm xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc", ông nói.

Trung Quốc đã là đối tác thương mại lớn nhất của Đức trong nhiều năm, nhưng khoảng cách Mỹ-Trung đã thu hẹp trong những năm gần đây. Mỹ lâu nay cũng là thị trường xuất khẩu lớn hơn đối với Đức, Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Berenberg, cho biết với CNBC.

Trong khi tỷ lệ xuất khẩu của Đức sang Mỹ đã tăng trong những năm gần đây thì xuất khẩu sang Trung Quốc giảm, ông cho biết. "Nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại và các công ty Đức đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các công ty Trung Quốc được bảo trợ", Schmieding nói.

Sự khác biệt chính là Mỹ cũng đang trở nên quan trọng hơn khi nói đến nhập khẩu, ông chỉ ra.

Đức áp dụng một chiến lược mới bằng cách kêu gọi các công ty "giảm rủi ro" từ Trung Quốc vào năm ngoái. Chính phủ nước này đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục là đối tác của Đức và không nên có sự "tách rời" - nhưng việc cạnh tranh cũng càng trở nên rõ nét hơn.

Căng thẳng leo thang giữa Liên minh châu Âu và Trung Quốc, khi hai bên thực hiện các cuộc điều tra về các bước đi thương mại của nhau và đe dọa áp đặt thuế quan lên hàng nhập khẩu.

Tháng trước, một cuộc khảo sát của Viện kinh tế Đức Ifo cho thấy số lượng các công ty phụ thuộc vào Trung Quốc giảm từ 46% vào tháng 2 năm 2022 xuống còn 37% vào tháng 2 năm 2024. Điều này được cho là do có ít công ty hơn phụ thuộc vào các nhà sản xuất Trung Quốc.

"Việc Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức thực sự cho thấy các mô hình thương mại đang thay đổi và sự tách rời dần dần khỏi Trung Quốc", Brzeski nói.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ