Khi lãi suất đã tăng đủ, đã đến lúc châu Âu đau đớn
Đinh Nguyễn Trường Giang
Junior Analyst
Lãi suất có thể đang đạt đỉnh ở châu Âu, nhưng đối với người tiêu dùng, các doanh nghiệp và chính phủ đã vay hàng nghìn tỷ euro trong thời kỳ lãi suất cho vay thấp, vẫn còn nhiều khó khăn phải đối mặt.
Tới cuối thập kỷ này, những người đi vay tiền trên khắp châu Âu sẽ phải đối mặt với khoản nợ chất đống. Dù điều chỉnh trong chính sách tiền tệ đã gây khó khăn ở nhiều nơi, bao gồm cả Hoa Kỳ, châu Âu lại rõ rệt hơn cả, nơi lãi suất đã âm dưới mức 0 trong 8 năm. Nhiều người đi vay đã trì hoãn việc tái cấu trúc nợ với hy vọng lãi suất sẽ lại giảm mạnh. Nhưng với nền kinh tế chủ yếu thể hiện sự phát triển tốt hơn dự kiến, điều đó ngày càng trở nên không thể.
Các nhà đầu tư dự đoán rằng trong những năm tới, sẽ có nhiều trường hợp không trả được nợ và cắt giảm chi tiêu khi một phần lớn thu nhập của các doanh nghiệp, hộ gia đình và chính phủ được dùng để trả nợ. Một chỉ báo chỉ ra khoảng cách giữa số tiền chính phủ và các công ty trên khắp thế giới đang trả lãi hiện tại và số tiền họ sẽ phải trả nếu họ đảo nợ ở mức lãi suất hiện nay đã tăng đáng kể. Ngoại trừ một vài tháng xung quanh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chỉ số này luôn nằm dưới mức 0. Hiện tại, nó đang dao động ở mức cao kỷ lục khoảng 1.5 điểm phần trăm.
"Nếu coi thập kỷ 2010 là thời kỳ bình thường mới khi lãi suất liên tục giảm và bạn luôn có thể đảo nợ, thì đây là môi trường thực sự khó khăn," Mark Bathgate, cựu chuyên gia của Goldman Sachs và BlueBay Asset Management, và hiện nay điều hành công ty tư vấn riêng của mình, cho biết. "Các vấn đề trong tín dụng châu Âu có thể nghiêm trọng hơn ở Hoa Kỳ khi người dân và doanh nghiệp dùng đòn bẩy quá mức."
Nhà kinh tế học Milton Friedman lần đầu tiên đưa ra ý tưởng về thời gian trễ và biến đổi trong chính sách tiền tệ vào những năm 1960. Nói một cách đơn giản, đó là khoảng thời gian không chắc chắn trước khi sự thay đổi trong chính sách tiền tệ bắt đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế. Trong khi giá tài sản như trái phiếu chính phủ thường thay đổi trước hoặc ngay sau quyết định của ngân hàng trung ương, cần thêm thời gian để việc thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến các hợp đồng dài hạn, và sau đó đến việc thiết lập giá cả, thị trường lao động và cuối cùng là lạm phát.
Nhiều doanh nghiệp đã vay rất nhiều trong thời kỳ đại dịch, việc đảo nợ sẽ bắt đầu vào năm 2025 và đạt đỉnh vào năm 2026. Các công ty có xếp hạng nợ cao tại châu Âu có hơn 430 tỷ USD nợ đáo hạn vào nửa sau thập kỷ, theo dữ liệu được tổng hợp bởi Bloomberg.
"Trong những năm “tiền rẻ”, không có nhiều viễn tưởng về môi trường lãi suất cao sẽ trông như thế nào," Danielle Poli, nhà quản lý danh mục tại Oaktree Capital Management cho biết. "Chúng tôi vẫn nhận thấy sự căng thẳng tiềm ẩn phía trước đối với một số người đi vay, đặc biệt là những người có tỷ lệ nợ cao hơn vốn chủ sở hữu."
Trên thực tế, tỷ lệ vỡ nợ của doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ không vượt quá 13.4% trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Moody's Investors Service dự báo rằng tỷ lệ vỡ nợ toàn cầu cho các công ty xếp hạng thấp sẽ vượt qua mức trung bình lịch sử vào cuối năm nay, trước khi đạt đỉnh ở mức 4.7% vào tháng 3/2024. Đối với châu Âu, họ dự báo mức đỉnh ở khoảng 3.8% vào giữa năm sau.
Đối với hầu hết các công ty, lãi suất cao hơn có khả năng dẫn đến giảm chi tiêu vốn, từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Các công ty tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi đã mua lại trái phiếu với tốc độ nhanh nhất từ năm 2009 trong 5 tháng đầu năm để cắt giảm đòn bẩy và giảm các khoản vay lãi suất cao. Các công ty khác đã tìm cách kéo dài thời hạn đáo hạn của nợ hiện tại. Mặc dù đi kèm theo đó là lãi suất coupon sẽ cao hơn tuy nhiên trái phiếu sẽ rẻ hơn so và thu hút nhà đầu tư với các khoản nợ mới.
Các nhà nghiên cứu của Ngân hàng trung ương Anh ước tính rằng các công ty có đòn bẩy cao chiếm khoảng 60% trong tổng số nợ doanh nghiệp Anh, nhưng chỉ chiếm 5% tổng lượng tiền mặt. Điều này có nghĩa là các công ty này có khả năng giảm đầu tư hoặc việc làm để tồn tại.
Các công ty có thể cần bắt đầu huy động vốn cho việc đảo nợ lên tới một năm trước khi nợ đáo hạn trong trường hợp họ cần tìm nguồn vốn mới, theo Jochen Schönfelder, một đối tác cấp cao tại Boston Consulting Group, Cologne. Ông đã thấy các công ty tại Đức đã cắt giảm chi phí và nói rằng một số công ty đã chuyển sang quỹ nợ tư nhân nếu họ cần tiền nhanh chóng.
"Nhiều người kỳ vọng một số ngành kinh tế quan trọng nhất tại Đức, chẳng hạn như xây dựng và sản xuất ô tô, sẽ trở nên tồi tệ hơn," ông Schönfelder cho biết. "Câu hỏi lớn là liệu điều này có lan ra cả đến các nhà sản xuất, thiết bị nhà máy, máy móc, nhà cung cấp thiết bị, và cũng làm ảnh hưởng đến tiêu dùng cá nhân như thế nào?"
Khó khăn dễ thấy nhất của người tiêu dùng là lãi suất cho vay mua nhà tăng lên và ở nhiều quốc gia, việc tăng lãi suất chưa có sự tác động vào các khoản thanh toán hàng tháng. Lãi suất hiệu lực trên các khoản vay mua nhà tại Vương quốc Anh ở dưới mức 3% vào cuối tháng 6, nhưng giờ đã tăng lên 6.7%.
Thụy Điển có thể là một thước đo cho nỗi đau đang chờ đợi các quốc gia khác. Người mới mua nhà tại Thụy Điển đang phải chịu phần trăm chi phí cho vay của họ so với thu nhập tăng gấp đôi lên 10% vào năm 2022, mức cao nhất trong ít nhất một thập kỷ, theo cơ quan giám sát tài chính nước này. Điều này đã gây ra sự sụt giảm giá trị tài sản, kích hoạt một loạt các vụ phá sản và yêu cầu giảm nợ trong ngành xây dựng.
Các nước khác như Ý và Bồ Đào Nha có lãi suất vay thế chấp thả nổi cao hơn. Điều này "vẫn là một trong những rủi ro chính cho hạ cánh cứng khi nền kinh tế chịu nhiều tổn thương," các nhà phân tích tại Ngân hàng Bank of America, bao gồm Claudio Irigoyen, viết trong một ghi chú gửi đến khách hàng.
Khó khăn từ lãi suất cao đã bắt đầu ảnh hưởng đến tài chính của các quốc gia. Trên toàn cầu, những quốc gia có xếp hạng từ Fitch Ratings sẽ phải đối mặt với khoản nợ 2.3 nghìn tỷ USD năm 2023, tăng gần 50% đối với các thị trường phát triển kể từ năm 2020. Đối với các quốc gia như Vương quốc Anh, với một phần dư nợ của chính phủ liên quan đến lạm phát, gánh nặng còn cao hơn nữa. Tháng trước đã là tháng có lãi suất đắt đỏ nhất trong bất kỳ tháng 7 nào trong lịch sử.
Gánh nặng đối với chính phủ đã dần lan tỏa đến địa phương và cơ quan công cộng cấp tỉnh. Nhiều hội đồng ở Vương quốc Anh đã trì hoãn các chương trình cho vay dài hạn với hy vọng lãi suất sẽ giảm. "Lời khuyên của chúng tôi chủ yếu là nên ngồi yên và không vay kỳ hạn dài trong năm nay cho đến khi lạm phát, lãi suất ngân hàng và lợi suất trái phiếu chính phủ bắt đầu giảm," David Whelan, Giám đốc điều hành tại Link Group, một cơ quan tư vấn cho các cơ quan địa phương tại Vương quốc Anh, cho biết.
Vấn đề là họ có thể phải đợi một thời gian dài. Đầu năm nay, một loạt sự cố về ngân hàng đã khiến nhiều người dự đoán rằng cuộc suy thoái và khủng hoảng tín dụng sẽ dẫn đến một cuộc cắt giảm lãi suất sâu cuối năm 2023. Nhưng dữ liệu kinh tế mới nhất đã mạnh mẽ hơn so với dự kiến đã đẩy mạnh kỳ vọng lãi suất sẽ duy trì ở mưucs cao. Chủ tịch ECB, Christine Lagarde, đã tránh đưa ra tín hiệu rõ ràng về chính sách tiền tệ trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào thứ Sáu. Chủ tịch Fed Jerome Powell đã cho thấy rằng lãi suất cho vay của Mỹ sẽ duy trì ở mức cao và có thể thậm chí tăng thêm.
"Thời gian mà chúng ta tiếp tục ở trong môi trường chi phí vay cao, chính sách tiền tệ thắt chặt gây ảnh hưởng rất nhiều đối với người đi vay" so với việc lãi suất cuối cùng sẽ là bao nhiêu, Amanda Lynam, Trưởng nhóm Nghiên cứu Tín dụng Vĩ mô tại BlackRock cho biết.
Bloomberg