Khi mà 'giảm phát' trở thành hai từ phạm húy tại Trung Quốc

Khi mà 'giảm phát' trở thành hai từ phạm húy tại Trung Quốc

Nguyễn Thu Thủy

Nguyễn Thu Thủy

Junior Analyst

11:21 14/08/2023

Liệu Trung Quốc có trở thành Nhật Bản phiên bản 2.0 hay không?

Chỉ vài ngày sau khi các đồng nghiệp của chúng tôi tại mainFT báo cáo rằng Trung Quốc đã cấm đề cập đến giảm phát - “Giảm phát không và sẽ không tồn tại ở Trung Quốc”, theo một quan chức của cục thống kê - Trung Quốc hiện tại:

JPMorgan liên tục cảnh báo về tình trạng chỉ số tiêu dùng CPI, giá sản xuất PPI và chỉ số giảm phát GDP hiện đã chuyển sang mức âm ở Trung Quốc, và cảnh báo rằng nguy cơ giảm phát sẽ kéo dài đến hết năm:

“Rủi ro giảm phát ở Trung Quốc phản ánh các vấn đề đặc thù trong nước, chẳng hạn như nhu cầu trong nước phục hồi chậm và yếu hơn, tỷ lệ thất nghiệp cao và thiếu áp lực lạm phát tiền lương, chi phí thuê nhà thấp, giá ô tô và giá thịt lợn giảm mạnh bất ngờ.

Điều này sẽ “đổ thêm dầu vào lửa” đối với lập luận rằng Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với “suy thoái bảng cân đối kế toán” kiểu Nhật Bản, về cơ bản là một giai đoạn kéo dài của giảm phát.

Đây là Richard Koo của Nomura - người khởi xướng cụm từ đó - trò chuyện trên podcast Odd Lots của Bloomberg, với phần nhấn mạnh của Alphaville bên dưới:

“Một cuộc suy thoái bảng cân đối kế toán được kích hoạt bởi toàn bộ quan niệm rằng mọi người cảm thấy không thoải mái với bảng cân đối kế toán của họ, giả sử khoản nợ của họ quá lớn so với tài sản của họ. Và điều đó thường xảy ra sau khi “bong bóng” vỡ. Nếu bong bóng được tài trợ bằng nợ và giá tài sản giảm, nhưng các khoản nợ phải trả vẫn còn, mọi người nhận ra rằng bảng cân đối kế toán của họ đang bị suy giảm giá trị, và họ bắt buộc phải điều chỉnh".

Vậy thế nào để sửa chữa bảng cân đối kế toán? Trả nợ. Đó là điều nên làm ở mức độ cá nhân. Nhưng khi tất cả mọi người làm điều này cùng một lúc, chúng ta sẽ mắc lỗi liên quan đến vấn đề thành phần, trong nền kinh tế quốc gia, nếu ai đó đang tiết kiệm tiền hoặc trả nợ, thì cần có người khác vay và tiêu tiền để duy trì nền kinh tế.

Và khi không có đủ người vay, lãi suất giảm. Khi có quá nhiều người đi vay, lãi suất sẽ tăng và đây là cách các nền kinh tế duy trì hoạt động. Nhưng khi bong bóng lớn vỡ và giá tài sản giảm, mọi người sẽ phải trả hết nợ. Sẽ không có ai vay tiền ngay cả với lãi suất bằng 0 vì nếu số dư của bạn không đủ, bạn sẽ không vay được tiền, ngay cả khi lãi suất giảm xuống bằng 0. Và đó là viễn cảnh mà người Trung Quốc đang lo lắng.

Đồng thời, Trung Quốc đang sở hữu bong bóng khổng lồ trong lĩnh vực bất động sản nhà ở. Và mức độ tăng giá mà Trung Quốc quan sát được đối với bất động sản nhà ở gần giống như những gì đã xảy ra với Nhật Bản 30 năm trước ở Tokyo và Osaka.

Vì vậy, khi bong bóng bất động sản bắt đầu sụp đổ vào năm ngoái, tất cả các nhà kinh tế học Trung Quốc này bắt đầu lo lắng về một tình huống giống như Nhật Bản, nơi có rất nhiều người đang trả nợ cùng một lúc và [nền kinh tế] sau đó có thể rơi vào vòng xoáy giảm phát.

Tôi nghĩ rằng điều đó đã và đang diễn ra ở Trung Quốc. Rất nhiều người cho rằng, rất ít người đang vay, rất nhiều người đang trả nợ, ngay cả với mức lãi suất thấp như vậy. Và đó là một dấu hiệu rất xấu về mặt kinh tế vĩ mô. Về mặt cá nhân, họ có thể đang làm những điều đúng đắn, nhưng về mặt tập thể, họ có thể đang “giết chết” nền kinh tế.

Nhưng như Koo đã chỉ ra, có một số khác biệt lớn giữa Nhật Bản và Trung Quốc, chẳng hạn như việc Bắc Kinh nhận thức rõ cả những thách thức kinh tế và chính sách tiền tệ chính thống thuần túy là một công cụ tồi tệ như thế nào để giải quyết suy thoái bảng cân đối kế toán.

Trên hết, vẫn còn hiệu lực cho các gói kích thích tài chính, ngay cả khi tác động của các đợt kích thích trước đó đã giảm bớt.

Và dù sao đi nữa, như JPMorgan đã chỉ ra, một đợt giảm phát nhỏ của Trung Quốc có thể là tin tốt cho các nước còn lại trên thế giới, vì điều này có thể giúp giảm bớt áp lực về giá ở những nơi khác:

. . . Áp lực giảm phát một phần là do sự sụt giảm của giá hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là chỉ số PPI của Trung Quốc và giá nhập khẩu (giá nhập khẩu của Trung Quốc giảm 13.3%/năm tính theo USD trong tháng 6). Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, xu hướng giảm phát của Trung Quốc đã bắt đầu ảnh hưởng đến giá xuất khẩu.

Chẳng hạn, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 12.4%/năm trong tháng 6 (tính theo USD), nhưng nghiên cứu cho thấy hiệu ứng giá đã tác động đáng kể, trong đó giá xuất khẩu giảm 10.6%/năm và khối lượng chỉ giảm 1.8%/năm. Tăng trưởng giá xuất khẩu của Trung Quốc bắt đầu chậm lại vào tháng 3 và giá xuất khẩu đã giảm mạnh hơn trong những tháng gần đây. Điều này có thể đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giảm phát ở các đối tác thương mại lớn. Chẳng hạn, chi phí nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc đã giảm 2.2% trong nửa đầu năm. Tương tự, khu vực đồng euro và Nhật Bản ghi nhận mức giảm mạnh nhất về giá nhập khẩu từ Trung Quốc (lần lượt là -15% và -17%, trên cơ sở 3m%3m saar tính đến tháng 5). Nghiên cứu gần đây của chúng tôi cho thấy tác động lan tỏa của Trung Quốc đến lạm phát hàng hóa cơ bản toàn cầu (không bao gồm Trung Quốc) là khoảng -70 điểm cơ bản trong 2H23, với tất cả các yếu tố khác đều giữ nguyên.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ