Khủng hoảng thiếu điện tại Trung Quốc: Cú sốc mới cho chuỗi cung ứng toàn cầu

Khủng hoảng thiếu điện tại Trung Quốc: Cú sốc mới cho chuỗi cung ứng toàn cầu

18:04 28/09/2021

Cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc hiện trở thành cú sốc mới cho chuỗi cung ứng toàn cầu khi các nhà máy ở đất nước xuất khẩu mạnh nhất trên thế giới bị buộc phải hạn chế sản lượng để tiết kiệm năng lượng.

Sự gián đoạn xảy ra trong bối cảnh các nhà sản xuất và chủ hàng chạy đua để đáp ứng nhu cầu hàng hóa cao ngất ngưỡng cho mùa mua sắm cuối năm. Trước đó, chuỗi cung ứng đã bị rối loạn vì chi phí nguyên liệu tăng cao, sự ùn tắc kéo dài tại các cảng và tình trạng thiếu container vận chuyển.

Các nhà sản xuất Trung Quốc cảnh báo việc triển khai cắt giảm tiêu thụ điện năng nghiêm ngặt sẽ làm giảm sản lượng ở các trung tâm kinh tế như Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông, đồng thời có khả năng thúc giá tăng mạnh.

Hơn một nửa tỉnh thành tại Trung Quốc bị hạn chế tiêu thụ điện

Các chính quyền địa phương đang yêu cầu cắt giảm lượng tiêu thụ điện năng vì họ đang cố đạt mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng và giảm khí thải.

Clark Feng là chủ sở hữu Vita Leisure, doanh nghiệp chuyên mua lều và nội thất từ các nhà sản xuất Trung Quốc để bán cho nước ngoài và có trụ sở ở Chiết Giang. Ông cho biết các biện pháp giới hạn lượng điện năng tiêu thụ ở Chiết Giang đã giáng đòn tới hoạt động kinh doanh. Các nhà sản xuất vải ở tỉnh đang bị đình trệ sản xuất. Họ bắt đầu tăng giá và hoãn nhận các đơn đặt hàng mới ở nước ngoài.

Ông Feng cho biết: “Chúng tôi gặp rắc rối trong khâu vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài và giờ lại đối mặt với lệnh hạn chế sản xuất. Đây chắc chắn sẽ gây ra hỗn loạn trong chuỗi cung ứng. Chúng tôi phải đối phó với rất nhiều yếu tố không chắc chắn và bây giờ lại xuất hiện thêm một yếu tố mới. Việc thực hiện đơn hàng sẽ khó hơn, nhất là vào mùa mua sắm sắp tới”.

Yiwu Huading Nylon, nhà sản xuất nylon từ vải tổng hợp ở Chiết Giang, đã phải tạm ngưng 50% công suất sản xuất kể từ ngày 25/09 theo lệnh cắt giảm tiêu thụ điện của chính quyền địa phương, theo một hồ sơ gửi lên trên sở giao dịch chứng khoán hôm thứ Hai (27/09). Công ty dự kiến sản lượng sẽ khôi phục trở lại từ ngày 01/10/2021 và sẽ tìm cách giảm thiểu tác động của việc đóng cửa.

Gián đoạn tại cảng biển

Các rắc rối về việc sử dụng điện diễn ra ngay khi các cảng biển tại Trung Quốc cũng bị gián đoạn trong thời gian gần đây và gây áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Tháng trước, một bến tàu của cảng Ninh Ba – một trong những cảng bận rộn nhất trên thế giới – đã phải tạm ngưng trong vài tuần sau khi xuất hiện một ca nhiễm Covid-19. Trong khi đó, cảng Diêm Điền ở Thâm Quyến bị đóng cửa trong tháng 5/2021.

Cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ gây áp lực lên Trung Quốc ngay khi nền kinh tế đã giảm tốc vì hàng loạt yếu tố như các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt và động thái siết thị trường bất động sản.

Nomura Holdings, China International Capital và Morgan Stanley đã hạ dự báo tăng trưởng GDP hoặc cảnh báo về sự suy giảm tăng trưởng vì tình trạng thiếu điện.

“Thị trường toàn cầu sẽ bị tác động vì thiếu hụt nguồn cung từ hàng dệt may, đồ chơi cho tới linh kiện máy móc”, Lu Ting, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Nomura Holdings ở Hồng Kông, cho hay. “Chủ đề nóng nhất tại Trung Quốc sẽ sớm chuyển từ ‘Evergrande’ sang ‘khủng hoảng thiếu điện’”.

Pegatron, đối tác quan trọng của Apple và là một trong những nhà lắp ráp iPhone, cho biết các nhà máy lắp ráp iPhone ở Trung Quốc phải giảm mức tiêu thụ năng lượng vào ngày 27/09. Công ty cho biết họ đang thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng để tuân thủ các chính sách của chính quyền địa phương.

Tuy vậy, các công ty chịu trách nhiệm sản xuất chiếc điện thoại “táo khuyết” tránh giảm mạnh sản xuất và dường như được ưu tiên tiếp cận tới nguồn năng lượng để duy trì hoạt động, theo nguồn tin thân cận.

Các cơ quan chức trách cũng đang theo dõi sát sao tình trạng gián đoạn sản xuất. Một bài viết trên tờ Nhân dân Nhật báo (People’s Daily) cho biết tình trạng thiếu hụt có thể buộc các công ty nâng giá hàng hóa. Chính quyền tỉnh Liêu Ninh thúc giục các cơ quan điều hành địa phương tránh gây tác động tới sản xuất và việc sử dụng điện ở các hộ gia đình, CCTV đưa tin.

Giữa lúc cuộc khủng hoảng năng lượng bắt đầu lan rộng từ nhà máy cho tới hộ gia đình, Tập đoàn Lưới Điện Quốc gia Trung Quốc cho biết trong ngày 27/09 rằng họ sẽ nỗ lực hết mình để tránh cắt giảm điện nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cơ bản ở các hộ gia đình.

Các chuyên viên phân tích cho biết tình trạng thiếu điện chắc chắn sẽ tác động tới các ngành công nghiệp nặng như sản xuất nhôm và thép cho tới các lĩnh vực hạ nguồn. Tại trung tâm công nghiệp Quảng Đông, cơ quan năng lượng của tỉnh này đưa ra thông báo vào ngày 26/09 rằng họ đã triển khai đợt giảm tiêu thụ điện năng trên diện rộng.

“Chẳng ai biết khi nào tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng mới được giải quyết”, Hao Hong, Trưởng bộ phận nghiên cứu và chiến lược tại Bocom International, cho hay. “Tuy nhiên, điều này có vẻ đáng ngại trong mùa đông năm nay”.

Chen Yubing, Giám đốc tại công ty xuất khẩu vải polyester và nylon Suzhou Berya Textile Technology ở Chiết Giang, cho biết công ty bị lỗ nặng vì phải tạm ngưng sản xuất. Các dây chuyền sản xuất của công ty chỉ được phép hoạt động 3 ngày/tuần bắt đầu từ đầu tháng 9. Theo chỉ thị mới trong ngày 27/09, họ chỉ được phép hoạt động 2 ngày/tuần. 50% doanh số của công ty này đến từ các khách hàng nước ngoài.

Ông Chen nói: “Chúng tôi hiện gặp rắc rối trong việc thực hiện đơn hàng. Tất cả những gì chúng tôi có thể làm bây giờ là chờ đợi và thương lượng với khách hàng."

Link gốc tại đây.

Theo Vietstock

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ