Kịch bản cắt giảm lãi suất của ECB đang tới gần

Kịch bản cắt giảm lãi suất của ECB đang tới gần

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

14:04 13/03/2024

Theo thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp Francois Villeroy de Galhau, các thành viên ECB đã có sự đồng thuận rộng rãi về việc cắt giảm lãi suất khi cuộc chiến chống lạm phát đang có những kết quả tích cực.

Ông cho rằng việc phải chờ đợi hành động cắt giảm lãi suất quá lâu sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế. Điều này cũng giống như việc hành động quá sớm và để lạm phát tăng trở lại.

Ông nói, ECB có thể hành động độc lập với Fed và sẽ có đủ thời gian để điều chỉnh tốc độ nới lỏng khi cần thiết.

“Kể từ cuộc họp Hội đồng thống đốc vào tuần trước, đã có sự nhất trí về thời điểm cắt giảm lãi suất, có thể sẽ vào tháng 6,” Villeroy nói.

ECB có các quyết định chính sách dự kiến sẽ được đưa ra vào ngày 11/4 và ngày 6/6, đa số kỳ vọng ECB sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 6.

Phát biểu trước đó vào thứ Ba, Thống đốc ngân hàng trung ương Áo Robert Holzmann cho biết tháng 4 sẽ là thời điểm quá sớm để ECB cắt giảm lãi suất, tháng 6 sẽ là thời điểm hợp lý với nhiều sự hỗ trợ từ các dữ liệu hơn.

Nhận xét của Villeroy được đưa ra khi Ngân hàng Trung ương Pháp hạ dự báo lạm phát vào năm 2024 xuống 2.4% từ mức 2.8% trong tháng 12.

Họ cho biết tốc độ tăng giá hàng hóa sản xuất yếu hơn dự kiến trong những tháng gần đây, trong khi mức lương chậm lại vào cuối năm 2023 rõ rệt hơn.

Những số liệu về các cuộc đàm phán lương cho thấy lương đang tăng ở mức vừa phải. Hiện tại, họ dự đoán mức lương trung bình sẽ tăng 3.2% vào năm 2024 thay vì 4.1% như dự đoán vào tháng 12.

“Chúng tôi đang chiến thắng trong cuộc chiến chống lạm phát,” Villeroy nói trong cuộc phỏng vấn với Le Figaro.

Dự báo tăng trưởng kinh tế của Ngân hàng Trung ương Pháp trong năm nay ít thay đổi so với ba tháng trước. Các điều chỉnh cho thấy mức tăng trưởng yếu hơn vào cuối năm 2023, họ đã cắt giảm dự báo cho năm 2024 xuống mức 0.8% từ 0.9%.

Tăng trưởng được dự báo sẽ đạt mức 1.5% vào năm 2025 và 1.7% vào năm 2026 khi đầu tư phục hồi nhờ các điều kiện tài chính được nới lỏng hơn.

Cuộc khảo sát hàng tháng của Ngân hàng Trung ương Pháp cho thấy tăng trưởng sẽ chậm lại trong ngắn hạn. Dựa trên phản hồi của 8,500 công ty và dữ liệu gần đây khác, họ hiện kỳ vọng mức tăng trưởng quý đầu tiên vào khoảng 0.2%.

Villeroy cho biết: “Đầu năm 2024, nền kinh tế tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn duy trì được sự ổn định. Pháp sẽ tránh được suy thoái.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nếu đắc cử, Trump sẽ “tái thiết” nền kinh tế Mỹ, nhưng liệu những ý tưởng của ông đã trở nên quá cũ kỹ?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Nếu đắc cử, Trump sẽ “tái thiết” nền kinh tế Mỹ, nhưng liệu những ý tưởng của ông đã trở nên quá cũ kỹ?

Cựu tổng thống Donald Trump đã hứa sẽ tái thiết lại những ý tưởng không hiệu quả trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Nhưng liệu những điều ấy có giúp ích cho nước Mỹ hiện tại, khi tình hình kinh tế hiện nay đang tốt hơn so với trong nhiệm kỳ của Trump?
Lợi thế bất ngờ của Harris trước Trump: Sức mạnh nữ quyền trong chính trường
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Lợi thế bất ngờ của Harris trước Trump: Sức mạnh nữ quyền trong chính trường

Trong chiến dịch tranh cử của mình, Phó Tổng thống Kamala Harris đang hạn chế đề cập đến việc bà có thể trở thành nữ Tổng thống đầu tiên nếu đắc cử. Ngược lại, đối thủ Donald Trump liên tục nhắc nhở cử tri về điều này bằng cách sử dụng những lời lẽ mang tính phân biệt giới tính nhắm vào bà.
Những tín hiệu cảnh báo: Lý do nhà đầu tư cần chuẩn bị cho suy thoái kinh tế Mỹ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Những tín hiệu cảnh báo: Lý do nhà đầu tư cần chuẩn bị cho suy thoái kinh tế Mỹ

Hãy hình dung một ly nước ấm được đặt vào tủ đông. Nhiệt độ của nó sẽ từ từ hạ xuống. Đến một thời điểm nào đó, nước sẽ kết tinh, biến đổi từ trạng thái lỏng sang rắn. Quá trình "chuyển pha" này diễn ra một cách tự nhiên, không cần thêm bất kỳ tác động nào từ bên ngoài. Yếu tố quyết định duy nhất là nhiệt độ trong tủ đông phải duy trì dưới ngưỡng 0 độ C.
Giấc mơ Nasdaq châu Âu: Chìa khóa để khơi dậy tiềm năng công nghệ của lục địa già
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Giấc mơ Nasdaq châu Âu: Chìa khóa để khơi dậy tiềm năng công nghệ của lục địa già

Châu Âu tự hào sở hữu một danh sách ấn tượng các công ty công nghệ mà họ đã "đánh mất" vào tay thị trường vốn Hoa Kỳ. Tại Vương quốc Anh, Arm - nhà thiết kế chip đã sản xuất hơn 250 tỷ con chip trong suốt lịch sử hoạt động - đã chọn tái niêm yết trên sàn Nasdaq của Mỹ vào năm ngoái. Tại Đức, công ty công nghệ sinh học BioNTech, nổi tiếng với vaccine Covid-19, đã niêm yết trên Nasdaq vào năm 2019. Còn tại Thụy Điển, dịch vụ phát nhạc trực tuyến phổ biến Spotify đã chào sàn trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York vào năm 2018.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ