Kinh tế châu Âu chịu thiệt hại bởi cơn bão trái phiếu Hoa Kỳ
Thảo Nguyên
Junior Analyst
Dòng vốn toàn cầu đang có xu hướng dịch chuyển sang Mỹ, đây là tin xấu cho các Chính phủ EU đang ngập trong nợ nần.
Thị trường trái phiếu Châu Âu đang bước sang quý 4 sau khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm ở Eurozone đạt kỷ lục trong một thập kỷ. Tuy nhiên không phải do chủ động mà là kết quả của áp lực tăng lãi suất của Hoa Kỳ.
Trong khi Ý và Pháp đã đưa ra một số ước tính liên quan đến thâm hụt ngân sách thì Châu Âu không có gì mới trong bối cảnh kinh tế. Điều khác biệt hiện tại là lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng không ngừng và sức mạnh của đồng bạc xanh. Chỉ số đồng đô la đã tăng 6% so với rổ tiền tệ thế giới kể từ giữa tháng 7, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm Hoa Kỳ tăng 75 điểm cơ bản trong cùng thời gian. Châu Âu bất lực trước sự gia tăng này, đặc biệt khi giá dầu thô đã có lúc chạm tới mức gần 100 USD. Mặc dù có một số dữ liệu lạm phát đầy hứa hẹn như giá cốt lõi tăng ở mức thấp nhất trong năm, rất rủi ro khi đầu tư vào tài sản bằng đồng Euro hoặc Bảng Anh khi đồng Dollar mạnh như hiện tại.
Biểu đồ 1: Đồng bạc Xanh tăng giá liên tục từ giữa tháng 7 so với các loại tiền tệ khác.
Nguồn: Bloomberg
Dù sản lượng ngày càng cao nhưng nguồn lực đang được rút ra khỏi lượng thu nhập cố định, lượng cầu không đủ hấp thụ nguồn cung nợ chính phủ ngày càng tăng. Hầu hết các loại tài sản đã trải qua đầy biến động vào tháng 9 và cuối quý 3. Kit Juckes, chiến lược gia trưởng về tiền tệ tại Societe Generale SA, đã phát biểu ngắn gọn vào thứ Ba trong cuộc họp báo rằng: “Thế giới phải tái phân bổ nhiều vốn hơn cho trái phiếu Mỹ, lợi suất cao sẽ khiến đồng đô la mạnh hơn khi tiền ở Mỹ còn nhiều hoặc được thu hút từ nước ngoài.
Biểu đồ 2: Lợi suất trái phiếu Đức đã điều chỉnh tăng mạnh
Nguồn: Bloomberg
Lợi suất trái phiếu của Ý đuổi theo mức tăng của Kho bạc Hoa Kỳ trong suốt mùa hè, mặc dù trái phiếu tương đương của Pháp và Đức đã tăng hơn 50 điểm cơ bản. Nhà đầu tư có thể hiểu được mối lo ngại rằng mục tiêu thâm hụt tài chính của Ý đã được nâng lên trong khi ước tính tăng trưởng bị hạ xuống.
Tuy nhiên vấn đề đối với EU là liệu những vấn đề đó có về mặt chính trị có nằm trong giới hạn chấp nhận được hay không. Thủ tướng Ý - Giorgia Meloni đang thử nghiệm những ranh giới đó ở Brussels nhưng cho đến hiện tại ranh giới vẫn được giữ vững và không bị vượt quá một cách mất kiểm soát. Cuộc khủng hoảng đồng Euro đã đưa ra bài học rằng việc đoàn kết và giải quyết các vấn đề là giải pháp duy nhất.
Biểu đồ 02: Lãi suất Ý đã tăng nhanh hơn so với Đức trong mùa hè vừa rồi
Nguồn: Bloomberg
Pháp - một quốc gia hiện có tổng nợ lớn hơn cả Ý, cũng sẽ vi phạm các quy định tài chính của EU trong năm nay và năm 2024. Thâm hụt ngân sách các nước EU đã tăng vọt sau tác động của đại dịch COVID-19 nay đã giảm dần nhưng với tốc độ rất chậm. Phí bảo hiểm lợi suất kỳ hạn 10 năm yêu cầu đối với nợ của Ý so với mức tiêu chuẩn của Đức đã tăng 30 điểm cơ bản kể từ tháng 7 lên 190 điểm cơ bản hiện tại nhưng chỉ bằng với mức hồi đầu năm nay. Một số cuộc đấu giá kém được đón nhận có thể khiến tâm lý trở nên tồi tệ hơn và làm trầm trọng thêm sự sụt giảm lợi suất ở Châu Âu mà thủ phạm chính gây ra vấn đề này là Mỹ.
Bloomberg