Kinh tế Đức đang cho thấy dấu hiệu phục hồi trở lại

Kinh tế Đức đang cho thấy dấu hiệu phục hồi trở lại

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

14:59 23/04/2024

Hoạt động của khu vực tư nhân Đức tăng trưởng lần đầu tiên sau 10 tháng, dấu hiệu cho thấy sự phục hồi đang dần bén rễ ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Tăng trưởng PMI trong tháng 4 được thúc đẩy bởi dịch vụ nhờ nhu cầu mạnh mẽ. Sản xuất tiếp tục thu hẹp, tuy nhiên với tốc độ chậm hơn so với tháng trước.

Kinh tế Pháp và Đức đang tăng trưởng trở lại

Cyrus de la Rubia, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thương mại Hamburg, cho biết: “Có vẻ như suy thoái kinh tế chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, trong khi lĩnh vực dịch vụ đóng vai trò là chất xúc tác cho toàn bộ nền kinh tế.”

Sau khi suy thoái vào quý cuối cùng của năm ngoái, Đức được dự đoán sẽ tiếp tục có một cuộc suy thoái nhẹ trong quý I/2024. Nhưng Bundesbank lại cho biết sản lượng có thể tăng nhẹ trong ba tháng đầu năm do sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và xây dựng tăng lên.

De la Rubia cho biết mô hình Nowcast chỉ ra mức tăng trưởng kinh tế là 0.1% trong quý I/2024, sau đó là 0.2% trong quý II.

Trái phiếu Đức giảm và thị trường tiền tệ giảm kỳ vọng vào mức độ Đức cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu được công bố. Trái phiếu Đức kỳ hạn 2 năm đã tăng tới 3 bps lên 2.99%.

Ở Pháp, hiệu suất tổng thể của nền kinh tế tốt hơn, hoạt động kinh tế đã ổn định sau 10 tháng suy giảm. Sự phát triển đó cũng được thúc đẩy bởi các dịch vụ, nhu cầu ngày càng tăng dẫn đến đợt tăng trưởng đầu tiên sau gần một năm.

Các đơn đặt hàng mới của nhà máy đã giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 1, làm gia tăng khoảng cách giữa các nhà sản xuất và các công ty dịch vụ.

Norman Liebke, nhà kinh tế tại Ngân hàng Thương mại Hamburg cho biết: “Lĩnh vực dịch vụ của Pháp là động lực của nền kinh tế. Sản lượng sản xuất của Pháp vẫn giảm, nhưng chúng tôi kỳ vọng nó sẽ sớm tăng giống như ngành dịch vụ. Hiện tại, lĩnh vực sản xuất đang trì hoãn sự phục hồi của nền kinh tế nói chung.”

Mức tăng trưởng ở cả hai quốc gia này được hỗ trợ bởi lạm phát mạnh hơn, một mối lo ngại tiềm ẩn đối với các quan chức ECB khi họ đang chuẩn bị cho đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 6. Sự phát triển đó cũng được thúc đẩy phần lớn bởi lĩnh vực dịch vụ, nơi tiền lương đang tăng.

Sự giống nhau giữa 2 nền kinh tế này được thể hiện rõ ràng trên thị trường lao động. Trong khi các công ty dịch vụ của Đức và Pháp tuyển thêm nhân công với tốc độ nhanh hơn thì các nhà máy lại cắt giảm việc làm.

Dữ liệu PMI được thị trường theo dõi chặt chẽ vì các con số này có khả năng tiết lộ xu hướng cũng như bước ngoặt trong nền kinh tế. Các cuộc điều tra kinh doanh đôi khi khó có thể phản ánh chính xác GDP hàng quý.

Dữ liệu PMI Eurozone vào cuối ngày hôm nay thứ Ba dự kiến sẽ mở rộng hơn một chút, trong khi số liệu của Anh và Mỹ có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc: Lạm phát hạ nhiệt trong tháng 9
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Trung Quốc: Lạm phát hạ nhiệt trong tháng 9

Lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 9, giá thành sản xuất tiếp tục giảm sâu hơn. Điều này tạo áp lực buộc Bắc Kinh phải nhanh chóng triển khai thêm các biện pháp kích thích nhằm hồi phục nhu cầu đang suy giảm và hoạt động kinh tế bấp bênh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ