Lãi suất 0% liệu có thực sự cần thiết?

Lãi suất 0% liệu có thực sự cần thiết?

Nguyễn Thu Thủy

Nguyễn Thu Thủy

Junior Analyst

04:24 30/11/2022

Một khi lãi suất gần bằng 0, Fed sẽ không còn dư địa để hỗ trợ nền kinh tế nếu những vấn đề bất ngờ mới phát sinh.

Từ năm 1982 đến 2020, Fed đã giảm mức lãi suất điều hành ngày một thấp hơn sau mỗi đợt gián đoạn kinh tế.

Thị trường nhà ở và cổ phiếu là những tài sản rủi ro được hưởng lợi nhiều nhất từ mức ​​lãi suất gần bằng 0 và QE, và chúng cũng là những tài sản sụt giảm nhiều nhất khi Fed rút lại các biện pháp hỗ trợ.

Sau sự sụp đổ của bong bóng dotcom năm 2000 và vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, Cục Dự trữ Liên bang đã hạ lãi suất xuống 1%. Sau cuộc Đại suy thoái năm 2008, Fed đã hạ lãi suất xuống gần bằng 0 trong gần một thập kỷ trước khi hạ lãi suất một lần nữa trong đại dịch COVID-19.

Bài học nào được rút ra với lãi suất ngắn hạn gần như bằng 0 trong khoảng thời gian kéo dài?

Việc duy trì mức lãi suất từ 0 đến 1%, đi kèm với việc nới lỏng định lượng hay mua tài sản dường như chẳng hỗ trợ gia tăng tăng trưởng kinh tế hoặc thúc đẩy lạm phát cao hơn. Tuy nhiên, điều này dường như đã hỗ trợ đáng kể cho các tài sản như nhà ở, cổ phiếu và trái phiếu. Có thẻ thấy là bất chấp những biến động lên xuống của lãi suất và chu kỳ thất nghiệp, lạm phát cơ bản vẫn duy trì trong biên độ hẹp từ 1% đến 3% từ năm 1994 đến năm 2020.

Bên cạnh đó, lạm phát không tăng đột biến sau khi gói kích thích tài khóa trị giá 3 nghìn tỷ đô la được cung cấp trong thời kỳ đại dịch, được hỗ trợ bởi khoản mua tài sản trị giá 3 nghìn tỷ đô la của Fed nhằm ngăn chặn bất kỳ phản ứng tiêu cực nào của thị trường trái phiếu. Nhà ở, cổ phiếu và trái phiếu đều chứng kiến ​​những đợt phục hồi ấn tượng, một phần được thúc đẩy bởi mong muốn tìm kiếm lợi suất. Điều này ngụ ý rằng lãi suất gần bằng 0 đang đẩy các nhà đầu tư vào các vị thế ngày càng rủi ro hơn.

Chúng tôi nhận ra rằng việc rời bỏ mức lãi suất gần bằng 0 và thu hẹp bảng cân đối kế toán của Fed gây ra rất nhiều hậu quả, đặc biệt là những sự sụp đổ của thị trường nhà ở và thị trường chứng khoán. Đây là những tài sản rủi ro được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​lãi suất gần bằng 0 và QE, và chúng là những tài sản bị buộc phải thoái lui mức tăng nhiều nhất khi Fed rút lại các biện pháp hỗ trợ. Hơn nữa, một khi lãi suất gần bằng 0, Fed sẽ không còn đủ khả năng để hỗ trợ nền kinh tế nếu những vấn đề bất ngờ mới phát sinh.

Một câu hỏi đánh dấu điểm mấu chốt của chúng tôi: Tỷ lệ 2% có phải là con số 0 mới không?

Trong trường hợp suy thoái kinh tế, có lẽ những bài học trong quá khứ cho thấy rằng việc cắt giảm lãi suất xuống 2% sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho nền kinh tế đang gặp khó khăn. Hơn nữa điều này vẫn tạo cơ hội cho hành động lãi suất tiếp theo và không gây ra những hậu quả không thể tránh khỏi khi từ bỏ mức lãi suất 0%. Tương tự như vậy, QE có thể không cần thiết trừ khi có tình trạng hạ đòn bẩy tài chính nghiêm trọng, như trong quý IV năm 2008. Đó chỉ là một ý kiến đáng được suy nghĩ, dù không biết nó đúng hay sai.

Seeking Alpha

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng USD phục hồi mạnh mẽ: Các nhân tố kinh tế chính và Tác động của cuộc bầu cử Mỹ
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Đồng USD phục hồi mạnh mẽ: Các nhân tố kinh tế chính và Tác động của cuộc bầu cử Mỹ

Trái ngược với kỳ vọng về sự suy yếu trong giai đoạn đầu của chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed, cả USD và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đều phục hồi trở lại trong tháng 10. Điều này có thể do hai yếu tố chính. Thứ nhất, các chỉ số hoạt động kinh tế, lạm phát và thị trường lao động của Mỹ mạnh mẽ hơn dự kiến. Thứ hai, các nhà đầu tư bắt đầu định giá khả năng chiến thắng cao hơn của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang diễn ra.
Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 11: Đếm ngược tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 11: Đếm ngược tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Việc thị trường tiền điện tử hoạt động 24/7 mang lại lợi thế cho các nhà giao dịch, do thị trường tài chính truyền thống ở Mỹ sẽ đóng cửa trong quá trình kiểm phiếu lần đầu. Mặc dù tính chất này của thị trường truyền thống hạn chế đi sự rủi ro, nhưng nó cũng hạn chế đi cơ hội sinh lời bởi thị trường có thể biến động mạnh theo kết quả của cuộc bầu cử.
Các kịch bản lãi suất trước thềm công bố kết quả cuộc bầu cử Mỹ: Nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các kịch bản lãi suất trước thềm công bố kết quả cuộc bầu cử Mỹ: Nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?

Không khí căng thẳng đang lên đến đỉnh điểm trước thềm công bố kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Để phân tích chuyên sâu về diễn biến thị trường lãi suất dưới kịch bản Trump hoặc Harris đắc cử, chúng ta cần nghiên cứu kỹ lưỡng triết lý chính sách đặc trưng của mỗi ứng viên, cùng những ảnh hưởng tiềm tàng đến ba trụ cột: tăng trưởng kinh tế, lạm phát và chính sách tài khóa.
Tỷ giá EUR/USD đối mặt với rủi ro giảm trước các sự kiện quan trọng
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Tỷ giá EUR/USD đối mặt với rủi ro giảm trước các sự kiện quan trọng

Sự không chắc chắn của cuộc bầu cử Mỹ tiếp tục gây ảnh hưởng đáng kể lên các loại tài sản. Trong bài viết này, chúng tôi phân tích phản ứng tiềm năng của tỷ giá EUR/USD dưới các kịch bản bầu cử khác nhau. Trước cuộc bầu cử, thị trường sẽ có nhiều thông tin để giao dịch với một loạt dữ liệu thị trường lao động của Hoa Kỳ được công bố trong tuần này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ