Lãi suất được dự báo sẽ giảm bất chấp lãi suất thế chấp quay trở lại mốc 7%

Lãi suất được dự báo sẽ giảm bất chấp lãi suất thế chấp quay trở lại mốc 7%

Đoàn Phương Thảo

Đoàn Phương Thảo

Junior Analyst

14:24 19/02/2024

Do nguồn cung thấp và giá cao, thị trường nhà ở tại Mỹ khiến những người mua nhà cảm thấy giống như một bộ phim kinh dị. Hiện tại, người dân ngày càng quan ngại hơn vì lãi suất thế chấp quay trở lại mốc 7%.

Lãi suất thế chấp bắt đầu giảm vào tháng 12 năm ngoái, khi lần đầu tiên giảm xuống dưới 7% sau 4 tháng. Các nhà kinh tế dự báo lãi suất thế chấp sẽ giảm xuống dưới 6% vào cuối năm 2024. Tuy nhiên thực tế đã đi ngược lại dự báo. Tăng trưởng kinh tế Mỹ vẫn đang ở tốc độ nóng hơn dự kiến ​​và điều này tiếp tục khiến lãi suất chung và lãi suất thế chấp tăng cao.

Trong khi đó, nhiều nhà kinh tế dự báo lãi suất sẽ giảm trong nửa cuối năm nay.

Tuần trước, lãi suất thế chấp tăng sau khi dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng và giá bán buôn tăng trong tháng trước. Với việc Fed dự kiến ​​sẽ trì hoãn xoay trục cho đến nửa cuối năm nay, lãi suất thế chấp một lần nữa lại tăng lên trên diện rộng.

Theo một số nguồn tin, lãi suất thế chấp kỳ hạn 30 năm đã vượt quá 7%

Người cho vay thế chấp ước tính lãi suất thế chấp dựa trên một số yếu tố, bao gồm điểm tín dụng của người đi vay và các yếu tố thị trường khác. Điều đó gây ra sự thay đổi đáng kể: lãi suất thế chấp kỳ hạn 30 năm đã tăng lên 7.14% vào chiều thứ Sáu, theo một cuộc khảo sát của Mortgage News Daily.

Freddie Mac, đưa ra ước tính dựa trên hàng nghìn đơn đăng ký thế chấp, cho biết tính đến ngày 15 tháng 2, lãi suất tăng 13 điểm cơ bản lên 6.77%. Theo Hiệp hội Ngân hàng Thế chấp, vào tuần trước, lãi suất thế chấp 30 năm cho khoản vay trung bình là 6.87%, với khoản vay lớn là 7%.

Theo Doug Duncan, nhà kinh tế trưởng tại Fannie Mae, thị trường ngày càng kỳ vọng vào việc Fed sẽ thay đổi tốc độ hoặc thời điểm nới lỏng. Ông cho rằng nền kinh tế Mỹ đang bị trì trệ khi doanh số bán lẻ giảm xuống mức thấp nhất trong 10 tháng, nợ quá hạn trong thẻ tín dụng và khoản vay mua ô tô đang ở mức cao nhất trong hơn một thập kỷ, tăng trưởng tín dụng tiêu dùng đã chậm lại đáng kể .

Sàn giao dịch liên lục địa, cũng theo dõi lãi suất thế chấp, cho biết lãi suất kỳ hạn 30 năm cao tới 6.87% trong vài ngày qua. Theo Andy Walden, phó chủ tịch chiến lược nghiên cứu doanh nghiệp tại ICE, dữ liệu kinh tế mạnh mẽ vượt quá những gì thị trường mong đợi đã “gây ra sự không chắc chắn trên thị trường về khả năng Fed sẽ bắt đầu nới lỏng lãi suất vào đầu năm nay”.

Các yếu tố khác có thể đẩy lãi suất thế chấp tăng

Lawrence Yun, nhà kinh tế trưởng tại Hiệp hội môi giới bất động sản quốc gia, nhấn mạnh với MarketWatch rằng thị trường cũng cần quan tâm tới yếu tố khác.

Đó là “việc phát hành trái phiếu chính phủ với số lượng lớn để tài trợ cho khoản thâm hụt ngân sách liên bang lớn”. Vì việc này nằm ngoài tầm kiểm soát của Cục Dự trữ Liên bang, và điều này có thể đẩy lãi suất thế chấp cao hơn. Tuy nhiên, ông cho rằng lãi suất thế chấp sẽ giảm về mốc 6% vào cuối năm nay.

Fannie Mae: Lãi suất thế chấp sẽ quay trở lại dưới 6%

Sự trở lại của lãi suất thế chấp cao là một cái gai đối với ngành bất động sản, vì chúng có thể sẽ khiến doanh số bán hàng sụt giảm trong mùa mua nhà.

Vào năm 2023, doanh số bán nhà đạt mức thấp nhất trong 29 năm trong bối cảnh giá nhà tăng kỷ lục. Có rất ít căn nhà được rao bán trên thị trường và người mua phải đối mặt với lãi suất thế chấp 8%. Theo Redfin, một ngôi nhà thông thường ở Mỹ có giá khoảng 402,300 USD .

Hal Bennett, một đại lý bất động sản có trụ sở tại Bellevue, cho biết rất nhiều khách hàng đang chú ý tới động thái tiếp theo của Fed.

Duncan cho biết vẫn giữ nguyên dự báo lãi suất kỳ hạn 30 năm sẽ giảm xuống dưới 6% vào cuối năm nay. Duncan nói: “Tôi không thấy bất kỳ lý do nào ngay bây giờ để thay đổi dự báo đó.” Ông nói thêm, việc tăng lãi suất “là một phản ứng của thị trường đối với các yếu tố ngắn hạn”.

Market Watch

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump có thể "tùy tiện" áp thuế quan không?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trump có thể "tùy tiện" áp thuế quan không?

Tổng thống Mỹ đã dần nắm quyền lực lớn hơn trong chính sách thương mại, một lĩnh vực vốn được quy định trong Hiến pháp là quyền của Quốc hội. Donald Trump, khi trở lại Nhà Trắng vào năm 2025, có thể tận dụng quyền lực này để áp thuế quan mạnh mẽ lên các đối tác thương mại lớn như Mexico, Canada và Trung Quốc. Tuy nhiên, mặc dù có thể hành động hợp pháp, ông sẽ đối mặt với nhiều thử thách pháp lý và phản ứng từ công chúng, nhất là khi những quyết định này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị hàng hóa và cuộc sống của người dân Mỹ.
Trump liệu có thể trở thành anh hùng ‘’cứu rỗi’’ Ukraine?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trump liệu có thể trở thành anh hùng ‘’cứu rỗi’’ Ukraine?

Từ lâu, người ta thường nói rằng người lính sẽ dành phần lớn thời gian để chờ đợi, chỉ thỉnh thoảng mới có những khoảnh khắc hành động ngắn ngủi. Điều này cũng tương tự với ngoại giao. Trong suốt một năm qua, các bên tham gia chiến tranh ở Ukraine đã chờ đợi kết quả bầu cử ở Mỹ. Chiến thắng lớn của Donald Trump đã chấm dứt sự chờ đợi đó và liệu rằng đây có thể là chìa khóa để kết thúc cuộc chiến ở Ukraine?
Đài Loan là "quả bom nổ chậm" trong quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Trump?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Đài Loan là "quả bom nổ chậm" trong quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Trump?

Dù một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc có thể là điều đầu tiên chính quyền Trump nhắm tới, nhưng rủi ro lớn hơn lại nằm ở Đài Loan – điểm nóng có thể dẫn tới một cuộc đối đầu nguy hiểm như khủng hoảng tên lửa Cuba. Sự thiếu kiềm chế trong cách tiếp cận vấn đề Đài Loan có thể đẩy chính quyền Trump vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, làm chao đảo mối quan hệ Mỹ-Trung và đe dọa ổn định khu vực.
Những tác động từ thuế quan của Donald Trump đến kinh tế toàn cầu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Những tác động từ thuế quan của Donald Trump đến kinh tế toàn cầu

Khả năng Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan mạnh mẽ hơn đang làm dấy lên nhiều lo ngại về hệ thống thương mại toàn cầu. Những mức thuế cao từng được áp dụng đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và với ý định giảm thâm hụt thương mại, thế giới có thể phải đối mặt với những hậu quả sâu rộng. Liệu các biện pháp bảo hộ này có thể mang lại sự ổn định hay chỉ dẫn đến hỗn loạn cho nền kinh tế toàn cầu?
Liệu giới tính có quyết định được kết quả của cuộc bầu cử ở Mỹ không?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liệu giới tính có quyết định được kết quả của cuộc bầu cử ở Mỹ không?

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đang chứng kiến sự phân cực sâu sắc, với giới tính trở thành yếu tố quyết định. Phụ nữ ủng hộ Kamala Harris, trong khi nam giới hướng về Donald Trump. Cuộc đua này không chỉ phản ánh sự khác biệt giới tính mà còn bộc lộ những ranh giới về giáo dục và chủng tộc, làm nổi bật sự phức tạp trong việc định hình tương lai nước Mỹ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ