Lạm phát - "Hắn" trốn đi đâu rồi ?
"Come out, come out, wherever you are" - Kinh tế thế giới hiện tại và "lạm phát" đang chơi một trò chơi trốn tìm, và có lẽ rất khó để tìm "hắn" bởi tác động của việc đóng cửa nền kinh tế.
Đại dịch đã dẫn đến sự biến mất của lạm phát, ít nhất nếu bạn nhìn vào số liệu thống kê chính thức. Tại khu vực Eurozone, giá cả trong năm đã giảm 0.3% tính cho tới tháng 10. Ở Mỹ, số liệu cũng không hề khả quan hơn khi giá cả chỉ tăng nhẹ 1.2% so với cùng kỳ. Nhưng liệu rằng lạm phát có phải chỉ đang lẩn tránh sau lớp "mặt nạ" dễ nhận ra hay thực sự biến mất? Và nếu thực sự là vậy, "hắn" đang trốn ở đâu?
Như chúng tôi đã lập luận trước đây, các cách thức đo lường lạm phát thông thường có vẻ như đang đánh giá thấp mức độ của lạm phát, trong khi giá cả đối với người tiêu dùng trung bình vẫn tiếp tục tăng lên. Lý do là vì đại dịch đã thay đổi thói quen chi tiêu của chúng ta.
Tại sao vấn đề lại ở đó? Lạm phát thông thường được tính bởi một rổ hàng hoá, được cho là đại diện cho các thói quen tiêu dùng thông thường của người tiêu dùng. Những thứ trong "rổ", và tỷ trọng của từng thứ - được thay đổi theo từng năm. Ví dụ, năm nay tại Anh, khoai tây chiên giòn, cocktail đựng trong lon và các sản phẩm da nhuộm được ra mắt, trong khi máy nghe nhạc MP4 dường như đã ra đi (lỗi thời sau một thập kỷ)
Nhưng không chỉ có chỉ số ở Anh mà của các nơi khác cũng không được tính lại kể từ đó, nghĩa là các thước đo chính thức đánh giá quá cao lợi ích với người tiêu dùng trung bình của vé máy bay giá rẻ, trong khi lại xem nhẹ tác động của việc tăng giá thực phẩm. Để giải quyết vấn đề này, Viện nghiên cứu Kinh Tế và Xã Hội quốc gia của Anh, đã đưa ra một chỉ số CPI mới - chỉ số CPI "đóng cửa thời kỳ dịch bệnh".
Nhưng mức độ chênh lệch đáng kể trên toàn cầu như thế nào? Theo nghiên cứu mới của IMF được công bố vào tuần trước, chúng thực sự rất lớn.
Nghiên cứu, giống như một nỗ lực trước đó nhằm "định lượng" lạm phát thực sự bởi Alberto Cavallo từ Havard - dựa trên thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, bao gồm 8 khu vực địa lý. Nó xem xét sự chênh lệch giữa thước đo lạm phát COVID 19 và các ước tính chính thức từ giữa tháng 2 và tháng 5, khi những làn sóng dịch bệnh đầu tiên ập đến với chúng tôi.
Tại 7 trên 8 khu vực nghiên cứu, các thước đo lạm phát thông thường đã đánh giá thấp áp lực của giá cả lên người tiêu dùng trung bình, lạm phát dường như đã được hạ thấp trong siêu thị, bởi việc đánh giá thấp giá cả của thực phẩm giữa các yếu tố đã góp phần lớn nhất vào sự chênh lệch này. Cùng với việc đánh giá quá cao tác động của chi phí vận tải, trong khi chi phí vận tải thấp hơn. Dưới đây là một biểu đồ cho thấy các nghiên cứu này.
Bài nghiên cứu, cũng như tác giả Marshall Reinsdoff thừa nhận rằng đây không phải là kết luận cho vấn đề này và không nên thay thế chỉ số giá tiêu dùng CPI cũng như các chỉ số chính thức khác nhằm đo lường lạm phát. Tuy nhiên, với quy mô của sự chênh lệch này, cần có một chỉ số riêng biệt cho COVID 19. Trích dẫn từ bài nghiên cứu:
"Việc điều chỉnh tỷ trọng tính toán chỉ số lạm phát dựa trên dữ liệu thẻ tín dụng và thanh toán có thể không quá chính xác và không đầy đủ để đưa vào chỉ số CPI chính thức, tuy nhiên, chỉ số CPI "Covid" bổ sung có thể cung cấp các dữ liệu hữu ích về giá cả mà người tiêu dùng phải chi trả trong đại dịch. Việc tăng tốc lịch trình thường lệ tái cơ cấu chỉ số CPI có thể được đảm bảo nếu chu kỳ tái cơ cấu chỉ số này được trì hoãn đến sau năm 2022."
Chúng tôi khuyến nghị rằng các nhà hoạch định chính sách nên coi trọng lạm phát tiềm ẩn, và cân nhắc giữa hạn chế hay không hạn chế. Cần phải tìm ra "hắn" càng sớm càng tốt.