Lạm phát Hoa Kỳ giảm xuống 6%, USD đứng trước bài toán nan giải

Lạm phát Hoa Kỳ giảm xuống 6%, USD đứng trước bài toán nan giải

Nguyễn Thanh Lịch

Nguyễn Thanh Lịch

Junior Analyst

20:00 14/03/2023

Lạm phát toàn phần Mỹ giảm từ 6.4% xuống 6% như dự kiến, trong khi lạm phát cơ bản giảm 0.1% xuống 5.5%.

 

Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, lạm phát toàn phần tại Mỹ đã giảm 0.4% xuống 6% trong tháng 2, trong khi lạm phát lõi giảm 0.1% xuống 5.5%, phù hợp với dự báo thị trường.

Chỉ số về nơi ở là cấu phần đóng góp lớn nhất vào mức tăng hàng tháng của tất cả các mặt hàng, chiếm hơn 70% mức tăng, với các chỉ số về thực phẩm, giải trí, đồ gia dụng và các hoạt động cũng góp phần nhỏ. Chỉ số thực phẩm tăng 0.4% MoM với chỉ số thực phẩm tại nhà tăng 0.3%. Chỉ số năng lượng giảm 0.6% trong tháng do chỉ số khí đốt tự nhiên và dầu nhiên liệu đều giảm.

image1.png

Lo ngại lây lan từ sụp đổ ngân hàng gần đây của Ngân hàng Thung lũng Silicon, sẽ vẫn là ưu tiên hàng đầu trong suy nghĩ của Fed khi họ công bố quyết định chính sách tiền tệ mới nhất vào ngày 22 tháng 3. Trong khi các hành động của ngân hàng trung ương trong việc đảm bảo an toàn cho người gửi tiền đã làm giảm bớt lo ngại, thì nỗi lo sợ rằng các ngân hàng khác, nhỏ hơn, đang phải gánh khoản lỗ trái phiếu chưa thực hiện vẫn còn âm ỉ, đặc biệt nếu Fed tiếp tục tăng lãi suất. Kỳ vọng của thị trường về việc tăng lãi suất tiếp theo đã giảm mạnh trong vài ngày qua, nhưng nếu lạm phát vẫn ở mức cao thì Chủ tịch Powell và các đồng nghiệp của ông sẽ phải quyết định xem có nên tiếp tục đẩy lạm phát xuống bằng cách thắt chặt các điều kiện tiền tệ hay chờ xem liệu các đợt tăng lãi suất trước đó đã bắt đầu "có tác dụng".

Đồng đô la Mỹ đã giảm 15 pips ngay sau khi công bố dữ liệu và hồi phục sau đó.

Biểu đồ DXY (D1)

image2.png

DailyFX

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Pháp cần giải quyết nhanh chóng các vấn đề ngân sách nếu không muốn trở thành "quý ông thâm hụt" của châu Âu
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Pháp cần giải quyết nhanh chóng các vấn đề ngân sách nếu không muốn trở thành "quý ông thâm hụt" của châu Âu

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier đối mặt với cuộc khủng hoảng ngân sách, áp lực tăng thuế và cải cách chi tiêu công trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế suy giảm. Với thời gian hạn hẹp, Barnier phải cân bằng giữa yêu cầu đóng góp từ các tập đoàn lớn và cải thiện hiệu quả tài chính của đất nước.
Tân tổng thống sẽ là người "mở đường" cho tương lai tươi sáng hơn của nước Mỹ - giải quyết bài toán ngân sách?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Tân tổng thống sẽ là người "mở đường" cho tương lai tươi sáng hơn của nước Mỹ - giải quyết bài toán ngân sách?

Khi lịch sử xoay chuyển và những nhu cầu cấp bách trở thành động lực của sự phát minh, thường thì thời điểm đó đã muộn màng. Đó chính là tình trạng rối loạn tài chính nghiêm trọng của nước Mỹ hiện nay. Hoàn toàn không có cơ hội nào, dù chỉ là nhỏ nhoi, rằng Đảng Cộng hòa dưới ảnh hưởng của Trump hoặc Đảng Dân chủ bị kiểm soát bởi nhóm quyền lực ở Washington sẽ làm bất cứ điều gì để ngăn “cỗ máy tài chính” của nước Mỹ không bước đến thảm họa. Nguyên nhân của tình trạng này là do thỏa thuận của UniParty. Đây là một liên minh dành riêng cho việc duy trì nguyên trạng tài chính tại tất cả các khía cạnh của ngân sách.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ