Lạm phát sẽ đánh sập thị trường chứng khoán?
Đức Nguyễn
FX Strategist
Có vẻ Cục Dự trữ Liên bang đang che mắt nhà đầu tư, cho rằng lạm phát chỉ là nhất thời. Nhưng thực tế có thể khiến nhiều người thất vọng.
Nhiều người nói về “phần bù rủi ro” khi đầu tư chứng khoán. Khi lạm phát tăng, lợi suất cũng tăng để bù lại cho giá trị bị mất, và khi lợi suất tăng, cổ phiếu ít hấp dẫn hơn.
Đây là một vấn đề, nhưng vẫn chưa phải là vấn đề lớn. Vấn đề lớn ở đây là ta đều biết tiền đổ vào chứng khoán đến từ đâu - Cục Dự trữ Liên bang và chính phủ Mỹ. Vấn đề lớn ở đây là Fed.
Fed đang tự làm khó mình
Với việc lạm phát đã trở thành thực tế, sớm muộn gì Fed sẽ kẹt giữa việc phải in tiền để kích thích kinh tế, nhưng lại không thể làm được. Đây là lý do ta nghe Fed nói lạm phát chỉ là tạm thời. Fed cần giới đầu tư tin là không cần phải quan tâm đến lạm phát, và cần thị trường tin rằng Fed có thể và sẽ in thêm tiền.
Tuy nhiên, Fed lại đang tự lừa mình. Càng cho rằng lạm phát là tạm thời càng lâu, lạm phát sẽ càng khó kiểm soát vì Fed và chính phủ liên bang vẫn đang in thêm tiền.
Fed có thể lừa chính mình nhưng không thể lừa thị trường về những con số đang nói lên tất cả. Lạm phát tăng lên 4.2% đã khiến thị trường phản ứng rất mạnh, tuy nhiên đây mới chỉ là khởi đầu.
Cách lạm phát sẽ đánh bại Fed
Nguy hiểm từ lạm phát là nếu như nó tăng lên 2 chữ số, Fed sẽ phải nâng lãi suất vì thị trường đằng nào cũng sẽ tự đẩy nó lên. Fed sẽ không thể giữ lãi suất thấp mà không đẩy mạnh lạm phát qua phát hành tiền.
Tuy nhiên, không chỉ mỗi trái phiếu sẽ lấy đi khả năng kiểm soát lãi suất của Fed, cả thị trường chứng khoán (TTCK) và người tiêu dùng sẽ ép Fed phải xử lý vấn đề lạm phát. Nếu Fed càng trì trệ, lãi suất càng phải chỉnh lên càng cao.
Vấn đề này đang thực tế hóa khi TTCK đang cao không tưởng. Lạm phát đang ngày một rõ ràng, thị trường đang mất đi đà tăng. Các nhà đầu tư cho rằng Fed sẽ mất khả năng kiểm soát lãi suất, và bắt đầu nghi ngờ sự tự tin.
Tất nhiên, để thị trường sập, đà phải là đi xuống, và điều này sẽ không xảy ra đến khi thị trường chắc chắn là Fed sẽ mất kiểm soát; nhưng nó sẽ từ từ đến và đột ngột tăng tốc như năm 2018.
Lạm phát như 1 quả bom hẹn giờ với Fed. Qua mỗi tháng Fed sẽ khó khăn hơn để giữ lấy tư tưởng nó có thể in tiền, bơm vào cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ qua các gói kích thích của chính phủ và giữ lãi suất thấp để bơm tiền vào TTCK qua việc mua lại cổ phiếu doanh nghiệp bằng các khoản vay. Lạm phát sẽ đánh bay số tiền đó. Fed có thể ngăn chặn điều này, nhưng chỉ có thể bằng việc lấy lại tiền và đánh sập thị trường.
Có vẻ như kẻ kiểm soát đang dần mất đi khả năng kiểm soát của mình. Động thái thị trường gần đây cho thấy sự hỗn loạn khi lạm phát tệ hơn mong đợi. Nỗi sợ chính ở đây không phải là lợi suất trái phiếu tăng, mà là lạm phát sẽ đủ nóng để Fed phải ngừng bơm tiền.
Lạm phát có sức mạnh đảo ngược thị trường, và khi lo lắng biến sẽ thành hoảng loạn khi con số 4.2% sẽ chỉ là khởi đầu. Lạm phát tiêu diệt sự giàu có, theo Patrick Leary, giám đốc giao dịch tại Incapital. Theo ông, TTCK có thể chấp nhận lạm phát tạm thời, nhưng nếu là lâu dài, nhiều vấn đề sẽ nảy sinh.
Mất đi của cải là 1 phần, nhưng vấn đề lớn hơn là việc mất đi dòng tiền vào thị trường ở quy mô rất lớn. Đây là lý do thị trường tăng khi báo cáo lao động gây thất vọng. Thất nghiệp tăng đã xóa đi lo lắng lạm phát khiến Fed cắt dòng tiền. Thị trường giảm hôm nay là kết quả của lạm phát cao hơn nhiều người dự đoán. Chúng ta không phải đợi Fed thắt chặt để kiểm soát lạm phát, chúng ta chỉ phải đợi các nhà đầu tư tin là Fed phải thắt chặt, dù Fed có cố nói với họ là không.
Thị trường dễ chịu ảnh hưởng như thế nào?
Lượng tiền bơm vào bởi Fed đã có tác động như nào? Trong 5 tháng gần đây, số tiền đổ vào TTCK bằng 12 năm trước cộng lại. Hãy thử tính và xem điều gì sẽ xảy ra nếu số tiền này bị cắt do lạm phát. Và nếu bạn không nghĩ thị trường đang quá cao, hãy xem nó đang tăng bao nhiêu nhờ vay ký quỹ:
Khi Fed bị ép phải tăng lãi suất và ngừng in tiền, các nhà môi giới sẽ không thể cho vay thoải mái nữa. Và khi thị trường sập do Fed cắt tiền, số nợ ký quỹ này sẽ hạ dần do nhà đầu tư buộc phải bán tài sản để giảm nợ. Những đợt tăng mạnh như này thường xảy ra ngay trước khi thị trường sập:
Thái độ nhà đầu tư có thể khiến họ bỏ qua những yếu tố cơ bản với kỳ vọng nền kinh tế sẽ cải thiện để xác minh cho việc định giá quá cao, nhưng thay đổi đột ngột trong việc nhận thức điều này trong một thị trường với tỷ lệ nợ cao sẽ đem đến những chỉnh sửa rất nhanh chóng.
Fed nói chuyện như kiểu nó không biết điều gì đang đến, nhưng đây cũng là Fed đã nói về việc thắt chặt dễ thế nào. Có vẻ Fed không biết rằng sẽ không có kế hoạch nào để thoát khỏi chuyện này mà không thay đổi thái độ nhà đầu tư và khiến thị trường sập.
Khi không đạt được kỳ vọng hồi phục, thị giá thị trường sẽ quay lại với giá trị nội tại của nó. Với việc thị trường giao dịch ở mức gấp đôi tăng trưởng, đây là một rủi ro rất lớn. Đó là lý do tại sao Dow Jones giảm 2%, S&P giảm 2.14% và NASDAQ giảm 2.67% hôm trước. Không còn nhiều chỗ an toàn ở chứng khoán.
Lạm phát đang tăng nhanh hơn những gì Fed muốn người dân tin, khi nó đã lăm le ở phía sản xuất. Bên tiêu dùng sớm muộn sẽ thấy nó. Mùa hè này sẽ tỏa nhiệt nhờ lạm phát, thái độ sẽ thay đổi chóng mặt, và cổ phiếu sẽ không nhận tin tốt từ điều này. Vẫn có những yếu tố nhất định đang đẩy giá cổ phiếu lên, nhưng rồi cũng sẽ bị che lấp với sức nóng này. Xu hướng có thể thay đổi chóng mặt trước thực tế nếu thực tế có đủ lực, và lạm phát sẽ chính là cái thực tế đấy khi nó có thể khiến Fed dừng hoạt động kích thích.
Zero Hedge