Liên Hợp Quốc cảnh báo kinh tế thế giới đang trên bờ vực suy thoái

Liên Hợp Quốc cảnh báo kinh tế thế giới đang trên bờ vực suy thoái

16:49 05/10/2022

Liên Hợp Quốc đã đưa ra lời cảnh báo rằng thế giới đang ở "bờ vực suy thoái" và các nền kinh tế đang phát triển như các quốc gia châu Á có thể phải gánh chịu hậu quả nặng nề.

Liên Hợp Quốc cảnh báo kinh tế thế giới đang trên bờ vực suy thoái
Liên Hợp Quốc cảnh báo kinh tế thế giới đang trên bờ vực suy thoái

Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) vào ngày 3/10 cho biết: Các chính sách tài khóa và tiền tệ ở các nền kinh tế phát triển (liên tục tăng lãi suất) có thể đẩy thế giới rơi vào suy thoái kinh tế toàn cầu.

UNCTAD đưa ra trong Báo cáo Thương mại và Phát triển năm 2022: Cuộc suy thoái toàn cầu này có thể gây ra thiệt hại nặng nề hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và cú sốc Covid-19 vào năm 2020. Tất cả các khu vực sẽ bị ảnh hưởng, nhưng hồi chuông cảnh báo đang vang lên với hầu hết các nước đang phát triển, nhiều nước đang tiến gần đến mức vỡ nợ”.

Các nền kinh tế Châu Á và toàn cầu đang đứng trước nguy cơ suy thoái nếu các Ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất mà không sử dụng thêm các công cụ khác và xem xét tình hình các nền kinh tế trọng cung, UNCTAD cho biết thêm rằng việc giảm lãi suất sẽ khó xảy ra.

Tổng thư ký UNCTAD Rebeca Grynspan cho biết: “Chúng ta rất có thể đang đứng trước một cuộc suy thoái toàn cầu do chính sách gây ra. Chúng ta vẫn còn thời gian để ngăn chặn suy thoái. Không có gì là không thể, nhưng phải thay đổi hướng đi. Chúng tôi kêu gọi một sự kết hợp chính sách thực tế hơn, áp dụng các chiến lược kiểm soát giá, thuế bạo lợi, chính sách chống độc quyền và các quy định chặt chẽ hơn về đầu cơ hàng hóa để chấm dứt tình trạng đầu cơ giá hàng hóa”.

Những ảnh hưởng đến Châu Á

Theo báo cáo của UNCTAD, dự đoán về cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ bao trùm toàn bộ thế giới.

Việc tăng lãi suất trong năm nay ở Hoa Kỳ sẽ làm giảm khoảng 360 tỷ USD thu nhập tương lai cho các quốc gia đang phát triển ngoại trừ Trung Quốc, trong khi đó dòng vốn đầu tư ròng của các quốc gia đang phát triển đang giảm.

Báo cáo cho biết: “Trên thực tế, các nước đang phát triển đang hỗ trợ cho các nước phát triển. Việc tăng lãi suất của các nền kinh tế phát triển đang tác động mạnh mẽ đến những yếu tố dễ bị ảnh hưởng nhất. Khoảng 90 quốc gia đang phát triển đã chứng kiến ​​đồng tiền của họ suy yếu so với đồng USD trong năm nay ”.

Đông Á và Đông Nam Á dự kiến ​​sẽ đạt tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng trong 5 năm trước đại dịch. UNCTAD kỳ vọng khu vực Đông Á sẽ tăng trưởng ở mức 3.3% trong năm nay, so với mức 6.5% của năm ngoái.

Báo cáo cũng cho biết: Giá hàng hóa nhập khẩu đắt đỏ và nhu cầu xuất khẩu toàn cầu giảm cũng như sự suy thoái của Trung Quốc cũng sẽ gây thêm áp lực lên khu vực Đông Á. Nợ đang gia tăng ở Nam Á và Tây Á. Sri Lanka đối mặt với tình trạng vỡ nợ quốc gia, Afghanistan vẫn lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, và lợi suất trái phiếu tăng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan. Pakistan đang quay cuồng với lũ lụt, và đang gánh khoản nợ lớn cùng với dự trữ ngoại hối sụt giảm.

Một lưu ý mới của Capital Economics vào hôm 4/10 đã nhấn mạnh lại những nhận định của UNCTAD, cho biết: Chỉ số sản xuất PMI toàn cầu mới nhất - đo lường hoạt động công nghiệp - chỉ ra các ngành công nghiệp toàn cầu “đã suy yếu đáng kể và có năng suất kém hơn trong những tháng tới khi lạm phát cao và lãi suất tăng gây thiệt hại”. Theo Simon MacAdam, nhà kinh tế toàn cầu cấp cao của Capital, cho biết: Điều đáng chú ý là công suất dự phòng này sẽ giảm bớt tình trạng thiếu hụt trên toàn cầu và giảm bớt áp lực về giá cả. Tình trạng này là kết quả của việc vội vàng điều chỉnh lãi suất sau nhiều năm ở mức cực thấp trong khi các nhà hoạch định chính sách toàn cầu không thể đẩy lùi lạm phát hoặc tạo ra tăng trưởng kinh tế lành mạnh hơn trong cùng thời kỳ đó, UNCTAD cho biết thêm.

UNCTAD cho biết: “Chỉ tập trung áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ mà không giải quyết các vấn đề về nguồn cung trong thương mại, năng lượng và thị trường thực phẩm thì cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt có thể thực sự còn trầm trọng thêm. Dưới những thách thức chuỗi cung ứng hiện tại và sự bất ổn gia tăng, chỉ sử dụng chính sách tiền tệ không thể làm giảm lạm phát một cách an toàn, vì vậy, các quan chức cần cân nhắc và thay đổi hướng đi trong các động thái chính sách tiếp theo để giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng."

UNCTAD đề nghị các nước điều chỉnh sự chậm trễ trong việc tăng lương,tiếp tục tạo việc làm, đầu tư công nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội để thúc đẩy việc làm, nâng cao năng suất, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm khí thải nhà kính.

Báo cáo cho biết, các chính phủ nên xem xét cải cách thuế, bao gồm thuế bạo lợi và việc đánh thuế người giàu, giảm bớt việc cắt giảm và kẽ hở của thuế lũy thoái cũng như việc kìm hãm giảm thuế cho các công ty có lợi nhuận lớn và người giàu, báo cáo cho biết.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ