Liệu độc lập chính sách tiền tệ có phải là lời giải cho mọi bài toán?
Nguyễn Ngọc Mai
Analyst
Ngay sau cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực sử dụng đồng EUR - Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng tiền chung Châu Âu vào mùa hè năm 2015. Chính tại thời điểm này, khối liên minh được dự đoán sẽ tiếp tục mất đi ít nhất một thành viên trong vòng một thập kỉ tới. Tuy nhiên, cho đến nay, mọi chuyện hoàn toàn ngược lại: liên minh Châu Âu lại vừa có thêm một thành viên, với sự gia nhập của Croatia vào đầu 2023.
Sức hấp dẫn đó không phải là nhất thời. Hãy nhớ rằng trong những năm khó khăn nhất đối với liên minh tiền tệ, hết nước Baltic này đến nước khác đã không ngần ngại gia nhập. Và quốc gia tiếp theo là Bulgaria chắc chắn sẽ sớm được phép sử dụng đồng Euro. (Một số khu vực thuộc địa kém phát triển của các nước châu Âu cũng sử dụng đồng euro thông qua việc đơn phương sử dụng hoặc do kết quả của quá trình đồng Euro hóa khu vực tự trị không chính thức.)
Khi chứng kiến một quốc gia nhỏ không muốn ‘’nhường lại’’ quyền điều hành chính sách tiền tệ của mình để làm ảnh hưởng tới mối quan hệ thương mại của họ, hẳn một số quan điểm sẽ tỏ ra bất ngờ vì trước kia họ coi đó là điều hiển nhiên. Nhưng quan điểm cho rằng đồng Euro hiện tại chắc chắn sẽ sụp đổ chỉ là vấn đề thời gian ngày càng đông đảo hơn - đặc biệt là giữa các nhà kinh tế học Anh-Mỹ. Những nghi vấn từ lâu nay đang ngày càng trở nên không thuyết phục, khi những thay đổi đang diễn ra trong cách thức hoạt động của đồng tiền này đã thể hiện một cách rõ ràng những lợi ích của nó.
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều sự đồng thuận rằng độc lập tiền tệ thông qua cách sử dụng tỷ giá thả nổi lại không hề mang tới ích lợi tốt như kỳ vọng . Lợi ích của phương pháp này được kì vọng rằng khi giá trị của 1 đồng tiền bị suy giảm, nó có thể được bù đắp bằng cách thúc đẩy xuất khẩu. Với sự sụt giảm của đồng bảng Anh năm 2016 sau cuộc trưng cầu dân ý về Liên minh Châu Âu của Anh, tuy nhiên, với một thế giới có chuỗi cung ứng xuyên biên giới dài và phức tạp, đồng tiền mất giá có thể chỉ khiến người dân nước đó nghèo hơn bằng cách đẩy giá hàng nhập khẩu lên mà không thúc đẩy khối lượng xuất khẩu.
Trong khi đó, những lợi thế khi gia nhập khu vực đồng tiền chung được nhấn mạnh bởi cuộc khủng hoảng giá năng lượng ở Châu Âu. Lấy ví dụ Slovakia. Quốc gia này phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao tương tự đối với các nước láng giềng không sử dụng đồng Euro. Tuy nhiên, Slovakia lại có lợi thế khi được hưởng mức lãi suất thấp hơn nhiều (2.5% của Ngân hàng Trung ương châu Âu) so với Cộng hòa Séc và Ba Lan, nơi chi phí đi vay cao hơn gần ba lần, hay 13% của Hungary.
Quy mô đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu mà nhịp điệu của nó vẫn được thiết lập bởi chu kỳ tài chính của Hoa Kỳ và chỉ có sự thống nhất về tiền tệ của các nền kinh tế sử dụng đồng euro mới giúp ECB độc lập khỏi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.
Thứ hai, các điểm yếu xuất hiện trong cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro giờ đây dễ dàng được coi là loại khủng hoảng chung có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, kể cả các nền kinh tế có đồng tiền thả nổi độc lập, chứ không phải là điểm yếu của riêng đồng euro. Italy vẫn là quốc gia mà được dự đoán rằng với sự kết hợp giữa nợ cao và tăng trưởng thấp cuối cùng sẽ dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống đồng Euro. Tuy nhiên, vào mùa hè năm ngoái, không phải Ý mà là hệ thống chính quyền mới của Vương quốc Anh đã làm thị trường náo loạn nặng nề với việc hoạch định chính sách vô trách nhiệm. Cuối cùng, Ngân hàng Trung ương Anh đã phải can thiệp để kiểm soát mức lợi suất trái phiếu chính phủ.
Mặc dù ECB vẫn có thể bị thử thách về khía cạnh này, nhưng nó có lợi thế ở chỗ ngân hàng này độc lập hơn với các chủ thể chính trị hơn bất kỳ ngân hàng trung ương quốc gia nào. Bằng phép so sánh, có thể thấy BoE đã phải hành động không theo ý của họ. Cụ thể, BoE đã phải chuyển từ việc bán tháo TPCP Vương quốc Anh thành mua vào để nhằm xoa dịu cơn hoảng loạn trên thị trường, trong khi họ nhận thấy rõ việc thâm hụt tài khóa trong quá trình tài trợ ngân sách. Ngược lại, ECB đã thiết lập một công cụ tài chính cố định, ít gây tranh cãi, để đối phó với những vấn đề tương tự vào mùa hè năm ngoái.
Tất cả điều này cho thấy rằng đồng euro sẽ trở nên hấp dẫn hơn chứ không suy giảm theo thời gian. Sự hấp dẫn của các loại tiền tệ khác nhau sẽ liên tục thay đổi nhờ những bước vọt trong động thái của các ngân hàng trung ước, ví dụ như động thái giới thiệu một loại tiền kỹ thuật số chính thức. Cho đến nay, chỉ có các nền kinh tế cận biên như Bahamas và Nigeria đã hết đà phát triển – mặc dù Trung Quốc rõ ràng đang sẵn sàng nâng cao khả năng mở rộng quy mô đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số mà nước này đang thử nghiệm.
Tuy nhiên, trong số các nền kinh tế giàu có, ECB đã nhanh chóng vươn lên dẫn đầu. Các bộ trưởng tài chính đã ra tay bảo vệ đồng Euro kỹ thuật số sau động thái của Facebook vào năm 2019 nhằm tạo ra một hệ thống thanh toán kỹ thuật số tư nhân toàn cầu. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của họ giờ đây được tăng cường bởi các cơ hội kinh doanh xuất hiện trong một nền kinh tế với nguồn tiền “có thể lập trình” an toàn.
Về mặt chính thức, đồng euro kỹ thuật số chỉ đang trong giai đoạn nghiên cứu. Nhưng về mặt chính trị, nó đã tham gia vào một tiến trình không thể dừng lại. Sau Croatia, những quốc gia tham gia liên minh tiền tệ trong tương lai sẽ thích thú khi có một loại tiền kỹ thuật số tiên tiến được sử dụng.
Financial Times