Liệu đồng tiền Kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương có phá vỡ hệ thống ngân hàng hiện tại?
Đạt Nguyễn
Currency Analyst
Có thể đấy, nhưng nó sẽ không quá tệ đến mức phá vỡ đâu.
Hãy bắt đầu bằng việc du hành thời gian tới năm 2035 – thời điểm đang xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Tín dụng cho vay đang dần cạn kiệt, giá cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng lao dốc y hệt đường trượt tuyết và tất cả trang báo đều lấy hình ảnh các trader đang mướt hồ hôi trong tâm trạng chán nán bất lực. Còn chúng ta đăng nhập vào ứng dụng quản lý tài khoản ngân hàng và lo lắng về số tiền tiết kiệm. Mặc dù bạn có thể chuyển số tiết kiệm đó sang một ngân hàng khác, nhưng chẳng tin tưởng được ngân hàng nào. Việc vận hành các ngân hàng bằng cách rút tiền mặt truyền thống buồn thay sẽ chẳng còn nữa nếu chỉ còn vài chi nhánh. May thay, đã có một cách làm khác biệt mới. Chỉ cần một cái chạm cảm ứng, giờ đây bạn có thể chuyển số tiền tích góp của bạn vào hệ thống Đồng tiền Kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (tên tiếng Anh: Central-Bank Digital Currency, viết tắt CBDC) và hoàn toàn không phải lo lắng về kho lưu trữ tiền ảo do chính phủ phát hành này.
Đây chính là một viễn cảnh khiến các nhà kinh tế học đang nghiên cứu về chủ đề CBDC lo lắng. Theo một khảo sát hồi đầu năm cho thấy, hơn 80% ngân hàng trung ương đã bắt đầu nghiên cứu về vấn đề này. Các đồng tiền điện tử do chính phủ đứng sau có nhiều lợi thế tiềm năng. CBDC sẽ khiến các giao dịch thanh toán trở nên dễ dàng hơn. Nó cũng có thể ‘dân chủ hóa’ một phần tài sản trên bảng cân đối của NHTW, điều mà tiền giấy không thể làm được, giờ đây chỉ có các ngân hàng mới có thể tiếp cận. Bên cạnh đó, những đồng tiền điện tử do ngân hàng trung ương quản lý sẽ làm giảm thiểu rủi ro mà các đồng tiền kỹ thuật số ngoài kia thay thế chức năng của chính phủ. Ví dụ, vào đầu tháng 12/2020 vừa qua, đồng tiền kỹ thuật số do Facebook dựng lên đã đổi từ tên cũ "Libra" thành "Diem" và dự tính sẽ phát hành vào tháng 1/2021. Nhưng chẳng phải, các đồng tiền CBDC giúp bạn rút tiền dễ dàng khỏi hệ thống ngân hàng trong thời điểm căng thẳng một cách nguy hiểm hay sao?
Các đồng CBDC không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng. Chúng còn có thể sẽ trở thành các tài sản đầu tư hấp dẫn trong thời kỳ ổn định đặc biệt là nếu trong trường hợp lãi suất ở mức dương vào năm 2035, các đồng tiền này sẽ là một công cụ chính sách tiền tệ và trả lãi suất tương tự như tiền giấy của NHTW bây giờ. Bởi vậy, những ngân hàng thương mại có thể phải đối mặt với tình cảnh tiền gửi (mà họ đang dùng để cấp vốn cho các khoản vay) bị rút tới mức cạn kiệt. Mất đi tính chất trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng, cùng có nghĩa là mất đi những màn 'ảo thuật tài chính', như cho phép người dân cùng lúc vay thế chấp nhà đất dài hạn và gửi tiết kiệm các khoản tiền gửi có thể rút bất cứ lúc nào.
Những người xây dựng hệ thống CBDC đang tìm lời giải cho vấn đề trên. Có một lựa chọn được đưa ra bởi nhóm nghiên cứu đến từ BoE và ECB đó là hạn chế lượng tiền có thể nắm giữ bằng CBDC. Một ý tưởng khác trong tài liệu nghiên cứu khoa học công bố bởi Sarah Allen trên tạp chí Sáng kiến dành cho Tiền điện tử IC3 được sáng lập bởi một nhóm 12 nhà nghiên cứu cho rằng nên dựa vào các ngân hàng thương mại để quản lý tỷ lệ sở hữu đại chúng của CBDC, giống cái cách nhiều người phụ thuộc vào ‘ví điện tử’ để lưu trữ đồng tiền kỹ thuật số của mình. Mặc dù nếu người dân không thể giữ CBDC trực tiếp, thì cũng chẳng khác mấy so với đồng tiền kỹ thuật số của NHTW hiện tại.
Vấn đề hệ thống ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng có thể tránh được với kế sách hợp lý. Nhưng sẽ khôn ngoan nếu cân nhắc xem liệu có cần phải tránh ngay từ đầu hay không. Đối với những người thoải mái với ý tưởng về tương lai, các đồng tiền CBDC có thể mang đến một cơ hội để tái thiết lại hệ thống tài chính.
Một số công trình nghiên cứu gần đây được tổng hợp bởi Francesca Carapella và Flemming của Cục Dự trữ liên bang lập luận rằng các ngân hàng trung ương có thể duy trì những nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch kỳ hạn bằng cách sắp xếp lại chuỗi cấp vốn. Ngày nay, người dân gửi tiền vào các ngân hàng thương mại và NHTM lại để tiền tại NHTW. Tuy nhiên, nếu sử dụng đồng CBDC thay thế, NHTW có thể chuyển số tiền gửi đó tới tới các ngân hàng thương mại trên thực tế bằng cách cho vay với lãi suất điều hành. Theo bài nghiên cứu khoa học của Markus Brunnermeier thuộc Đại học Princeton và Dirk Niepelt thuộc viện Nghiên cứu Gerzensee công bố hồi 2009, họ từng viết rằng “Việc phát hành đồng tiền CBDC chỉ đơn thuần làm rõ ràng hơn chức năng đơn vị cho vay cuối cùng của NHTW” và có lẽ, điều này sẽ còn được sử dụng thường xuyên.
Nhiều khoản vay từ NHTW hơn có vẻ giống như việc chính phủ mở rộng không có đảm bảo. Nhưng thị trường tiền gửi ngày nay không còn được thoải mái như trước. Giờ đây không còn có chuyện người dân điều tra số khoản nợ của ngân hàng trước khi họ uỷ thác tiền mặt cho ngân hàng, người dân phụ thuộc vào nền tảng bảo hiểm tiền gửi do chính phủ cung cấp. Ngoài ra, tiền gửi ngày càng tập trung tại các ngân hàng lớn. Trên thực tế, theo một bài báo khoa học gần đây được công bố bởi nhóm các nhà nghiên cứu của NHTW Canada, bằng cách gia tăng mức độ cạnh tranh về lượng tiền gửi, các đồng CBDC có thể tăng khoản cho vay của ngân hàng thương mại và cả GDP.
Vấn đề thực sự của ngân hàng trung ương cấp vốn cho các ngân hàng là rủi ro vỡ nợ. Để tránh phân biệt đối xử, những người quyết định chính sách khả năng cao sẽ cần cấp vốn cho bất kỳ tổ chức nào có thể cung cấp tài sản thế chấp thỏa đáng. Việc xác định khoản vay và các tài sản đủ tiêu chuẩn là một công việc không mấy dễ dàng. Nhưng các ngân hàng trung ương đã làm như vậy trong thời gian khủng hoảng. Việc hiểu rằng họ sẽ chỉ chấp nhận các tài sản chất lượng cao, cộng với các yêu cầu tối thiểu về vốn chủ sở hữu để bảo vệ các chủ nợ, được cho là nhằm ngăn ngừa thảm kịch xảy ra.
Carpe diem - Hãy Sống Với Ngày Hôm Nay
Có một quan điểm khác cho rằng hãy để các các ngân hàng thương mại tự cấp vốn bằng vốn chủ sở hữu thay vì dựa vào tiền gửi. Điều này sẽ khiến các ngân hàng giống hệt các quỹ tương hỗ ngày nay hoặc các công cụ đầu tư không sử dụng đòn bẩy khác. Đây chính là điều mà các nhà kinh tế học như John Cochrane của Đại học Stanford và Laurence Kotlikoff của Đại học Boston đã ủng hộ từ lâu, rằng chủ nợ nên giảm bớt phụ thuộc vào các nguồn vốn dễ ‘bốc hơi’, và thay vào đó tiền quỹ của người dân nên được chuyển vào các tài sản trú ẩn an toàn. Đối với ông Cochrane, các đồng CBDC là một cơ hội để theo đuổi “ngân hàng có quy mô thu hẹp” như vậy.
Nỗi sợ việc mất đi chức năng trung gian dưới sự xuất hiện của các đồng CBDC cũng đồng nghĩa với việc tin rằng ngân hàng có quy mô thu hẹp sẽ gây hại tới nền kinh tế do cách nó vận hành và rằng hệ thống “dự trữ phân mảnh” ngày nay phải được duy trì. Nhưng các ngân hàng thương mại không cần thiết phải cho vay và đi vay, thay vào đó, phần lớn các nghiệp vụ này diễn ra trên thị trường vốn tại Mỹ. Nếu dòng tín dụng ngân hàng vẫn phải được duy trì, nhiều chính phủ có thể trợ cấp trực tiếp vấn đề đó, điều này sẽ làm rõ bộ hệ thống ít người biết tới hiện nay. Tốt hơn là ngăn chặn những đổi mới liên quan tới những công nghệ có ích.
Tuy nhiên, việc đưa ra các khoản trợ cấp một cách rõ ràng không phải lúc nào cũng thoải mái đối với những người thụ hưởng - hoặc đối với các cơ quan quản lý. Rủi ro thực sự của các đồng CBDC đối với hệ thống tài chính có thể là cuối cùng chúng tạo ra một kiểu vận hành mới: dựa trên ý tưởng rằng các ngân hàng cần phải tồn tại.