Liệu dự trữ USD trên toàn cầu có đang thực sự giảm?
Trần Phương Thảo
Junior Analyst
Nhu cầu toàn cầu đối với USD vẫn cực kỳ mạnh mẽ trong khi nhu cầu đồng Nhân dân tệ suy yếu
Có những lập luận rằng Hoa Kỳ, giống như đế chế La Mã trước đó, đã làm suy yếu chính mình so với các cường quốc thế giới khác. Vai trò trung tâm của đồng bạc xanh trong hệ thống tài chính toàn cầu đang suy giảm.
Đó là lý lẽ được lặp đi lặp lại trong hơn hai thập kỷ và gần đây đang ngay càng trở nên phổ biến hơn bởi sự gia tăng căng thẳng địa chính trị. Động thái vào năm 2022 nhằm trừng phạt Nga do cuộc chiến tranh với Ukraine bằng cách đóng băng dự trữ USD của nước này ở nước ngoài đang khuyến khích nhiều quốc gia tìm cách dự trữ bằng các loại tiền tệ khác.
Một nỗ lực toàn cầu nhằm làm suy yếu USD có thể xảy ra. Nếu được thực hiện ở quy mô nghiêm túc, điều này sẽ thay đổi cuộc chơi trên thị trường tài chính và thương mại. Nhưng bằng chứng cho thấy điều đó đã xảy ra là rất hạn chế.
Tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng trung ương toàn cầu bằng USD đã giảm trong những thập kỷ gần đây. Theo dữ liệu từ IMF, vào năm 2016, USD chiếm hơn 65% dự trữ chính thức. Đến cuối năm 2023, con số này đã giảm xuống còn 58.4%. Số tiền nắm giữ bằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc vào đầu năm 2016 là bằng không. Từ đó đến năm 2023, nó đã tăng 188%. Mặc dù con số tăng trưởng nghe có vẻ lớn, nhưng thực tế chỉ chiếm 2% - 3% tổng dự trữ chính thức.
Tuy nhiên, một blog gần đây của Fed New York lập luận rằng sự sụt giảm rõ ràng dự trữ USD không phải do sự hạ nhiệt nhu cầu toàn cầu. Thay vào đó, sự thay đổi này là do một số ít quốc gia, bao gồm cả Thụy Sĩ, nơi tích lũy một lượng lớn EUR. Các nhà kinh tế tại Fed New York đã viết vào cuối tháng 5: “Thật vậy, việc tăng tỷ trọng dự trữ USD từ năm 2015 đến năm 2021 xuất hiện ở 31 trong số 55 quốc gia. Sự suy giảm trong tích lũy đồng bạc xanh chỉ đến từ một nhóm nhỏ các quốc gia - đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Sự gia tăng lớn về lượng EUR do Thụy Sĩ nắm giữ giải thích phần lớn sự sụt giảm trong tổng tỷ trọng dự trữ USD”.
Bên cạnh đó, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã tăng cường mua vàng, nỗ lực nhằm tránh nguy cơ bị trừng phạt do vàng không bị bất kỳ cơ quan quốc gia nào kiểm soát. Tuy nhiên, như Fed New York nhấn mạnh, ngay cả sau khi vàng được tích lũy nhanh chóng vào năm 2022 và 2023, kim loại quý này vẫn chiếm tỷ lệ tương đối khiêm tốn là 10% trong tổng dự trữ toàn cầu. Những câu chuyện về việc tỷ trọng USD giảm và vai trò ngày càng tăng của vàng “đã khái quát hóa một cách không phù hợp hành động của một nhóm nhỏ các quốc gia”.
Một cuộc khảo sát với các nhà quản lý dự trữ tại Diễn đàn các tổ chức tài chính và tiền tệ chính thức cho biết mặc dù giá vàng cao kỷ lục và lạm phát toàn cầu đang được kiềm chế, vàng được coi là một biện pháp phòng ngừa rủi ro và các nhà quản lý dự trữ vẫn muốn tăng cường nắm giữ kim loại này.
Tuy nhiên, nhu cầu đối với USD vẫn cực kỳ mạnh mẽ. Cuộc khảo sát này không bao gồm mọi quốc gia, nhưng nó bao gồm 73 ngân hàng trung ương, với tổng số tiền dự trữ là 5.4 nghìn tỷ USD. Trong số đó, OMFIF cho biết 18% dự trữ ròng bằng USD dự kiến sẽ tăng chứ không giảm do lãi suất ở mức cao và nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ. EUR là loại tiền tệ phổ biến tiếp theo trong danh sách mong muốn, cho thấy các nhà quản lý dự trữ đang muốn gắn bó với các loại tiền tệ lớn và có thanh khoản cao.
Các nhà nghiên cứu của OMFIF cho biết, sự thèm muốn đối với đồng Nhân dân tệ giảm và 12% các nhà quản lý đang tìm cách giảm nắm giữ đồng Nhân dân tệ. Đây thực sự là một sự thay đổi lớn lao. Vào năm 2021 và 2022, gần một phần ba số ngân hàng trung ương được khảo sát cho biết đang tìm cách tăng tỷ lệ nắm giữ đồng Nhân dân tệ.
“Điều này một phần là do sự bi quan tương đối về phát triển triển vọng kinh tế ngắn hạn ở Trung Quốc, nhưng đại đa số cũng coi tính minh bạch của thị trường và địa chính trị là những yếu tố ngăn cản" Báo Unknown think-tank nêu rõ.
Không có gì tồn tại mãi mãi. Không thể tưởng tượng được, trong bối cảnh chính trị hiện tại, sự suy giảm quyền lực của Mỹ sẽ gây ra đe dọa nguy hiểm như thế nào đối với vị thế của USD. Tuy nhiên, có vẻ như còn quá sớm để đánh giá sự suy giảm vị thế của đồng bạc xanh trong hệ thống tài chính toàn cầu.
Financial Times