Liệu EUR/USD có còn giảm tiếp?

Liệu EUR/USD có còn giảm tiếp?

07:00 20/02/2020

Euro, Forex

Cặp EUR/USD đã giảm rất sâu trong năm 2020, bất chấp kỳ vọng của các nhà phân tích rằng tỷ giá sẽ phục hồi.

Sau khi giảm mạnh trong suốt năm 2018, xu hướng của EUR/USD bắt đầu vơi dần động lượng và manh nha đảo chiều trong Quý 4 năm 2019, khi đồng Euro tăng 3% so với Dollar Mỹ, và làm dấy lên kỳ vọng của thị trường rằng Euro sẽ tiếp tục đà tăng trong năm 2020. Nhưng những nhận định đó đã bị dập tắt, cặp EUR/USD quay đầu trở lại với xu hướng giảm, và trên thực tế đã giảm 3.6% kể từ đầu năm và 2.3% trong riêng tháng 2. Giờ đây, tại vùng 1.08, EUR/USD đã chạm đáy của tháng 4/2017.

Tác động của virus Corona rất có thể sẽ nới rộng phân kỳ xu hướng dữ liệu kinh tế giữa Mỹ và khu vực Châu Âu

Hiện đang có 3 nguyên nhân củng cố luận điểm này và đang được theo dõi chặt chẽ.

Thứ nhất: Dữ liệu kinh tế Châu Âu cho tới thời điểm này vẫn đang gây thất vọng. Đáng kể nhát là dữ liệu sản xuất công nghiệp tháng 12, được công bố tuần trước, cho thấy tình hình sản xuất tiếp tục đi xuống, khiến thị trường chưa đủ chứng cứ để tin rằng ngành sản xuất tại Châu Âu đã chạm đáy và sẽ phục hồi sớm. Trong khi các hoạt động trong mảng dịch vụ khá nhộn nhịp, thì chỉ số PMI ngành dịch vụ lại giảm trong tháng 1, và doanh số bán lẻ tháng 12 suy giảm nhiều hơn dự kiến. Cả hai dữ liệu được công bố đầu tháng 2 cho thấy một bộ phận nền kinh tế khu vực Châu Âu được duy trì bởi nhu cầu hộ gia đình, không mạnh như các nhà đầu tư kỳ vọng do ngành sản xuất đi xuống, dẫn đến chỉ số Economic Surprise của Citibank đối với khu vực Châu Âu (Chỉ số thể hiện ở góc độ nào dữ liệu kinh tế được đánh giá tốt hay xấu) đột ngột giảm mạnh trong tháng 2 và quay trở lại vùng tiêu cực.

Mặt khác tại Mỹ, các con số liên tục công bố đạt kỳ vọng trong năm nay, với chỉ số Economic Surprise của Citibank cao nhất trong vòng 5 tháng trở lại đây. Đáng chú ý phải kể đến chỉ số ISM sản xuất tháng 1 quay trở lại trên mốc 50, thể hiện tăng trưởng dương, và số liệu việc làm trong tháng cũng ghi dấu một thị trường lao động sôi nổi tại Mỹ.

Nguyên nhân cuối cùng phải kể đến, đó là sự bùng phát của virus Corona (2019-nCoV) tại Trung Quốc có thể là nhân tố nới rộng thêm sự phân kỳ xu hướng dữ liệu kinh tế giữa Mỹ và khu vực Châu Âu trong trung hạn. Khu vực Châu Âu nhìn chung là một nền kinh tế đi theo hướng xuất khẩu nhiều hơn Mỹ (vốn chịu tác động từ yếu tố nội địa nhiều hơn). Vì vậy, tình trạng đình trệ tại Trung Quốc do virus Corona được nhìn nhận sẽ tác động tới Châu Âu nhiều hơn là Mỹ, khiến khoảng cách tăng trưởng kinh tế giữa hai khu vực tiếp tục gia tăng.

Ba yếu tố kể trên là nguyên nhân khiến chúng tôi tin rằng cặp EUR/USD có thể sẽ giảm sâu hơn trong năm 2020

Xem thêm các chủ đề: #Euro #forex

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ