Liệu Fed vẫn đang đi đúng hướng?
Kiều Hồng Minh
Junior Analyst
Các quan chức Fed đã tập trung vào việc thắt chặt định lượng của Fed để giúp các hoạt động bình ổn trở lại. Fed vẫn còn một chặng đường dài để ổn định vị thế, nhưng kế hoạch của họ dường như vẫn đang hoạt động tốt. Việc cắt giảm lãi suất điều hành của Fed không nên là mối quan tâm lớn và mối lo ngại về tăng trưởng cung tiền M2 nên bị bác bỏ, vì hệ thống ngân hàng đang còn rất nhiều tiền để duy trì tăng trưởng kinh tế.
Động thái lớn nhất trên bảng cân đối kế toán của Fed trong tuần vừa qua là sự suy giảm mạnh của các yếu tố được sử dụng để hấp thụ dự trữ trong hệ thống ngân hàng thương mại, trong đó:
- Tài khoản chung của Kho bạc Hoa Kỳ giảm 68.8 tỷ USD.
- Khối lượng hợp đồng Repo nghịch đảo giảm 131.4 tỷ USD.
- Có thể thấy, lượng tiền được giải phóng trở lại hệ thống ngân hàng chỉ hơn 200 tỷ USD.
Số dư dự trữ tại các Ngân hàng Dự trữ Liên bang, một đại diện cho lượng dự trữ dư thừa trong hệ thống ngân hàng thương mại, đã tăng hơn 194 tỷ USD, chạm mốc 3,373 tỷ USD.
Những động thái này cho phép chúng tôi tóm tắt toàn bộ chương trình Thắt chặt định lượng (QT), bắt đầu vào ngày 16/03/2022, chỉ bằng ba con số:
- Giá trị danh mục chứng khoán Fed đang nắm giữ đã giảm 1,756.3 tỷ USD.
- Khối lượng hợp đồng Repo nghịch đảo giảm 1,182.7 tỷ USD.
- Chênh lệch giữa hai con số này là 573.6 tỷ USD, gần bằng với mức giảm trong số dư dự trữ của ngân hàng thương mại là 520.5 tỷ USD.
Điều đó có nghĩa là, việc quản lý bảng cân đối kế toán của Fed trong 28 tháng thắt chặt định lượng đã được đơn giản hóa bằng hai nghiệp vụ trên. Tuy Fed không giảm quy mô danh mục chứng khoán của mình một cách mạnh mẽ như họ đã làm cho đến tháng 5 năm nay, nhưng hoạt động QT vẫn đang diễn ra.
Đồ thị dưới đây mô tả tác động của QT đến danh mục chứng khoán của Fed.
Lượng chứng khoán nắm giữ (do các chính phủ và các tài chính phát hành) của Fed (Nguồn: FRED)
Tiếp theo, chúng ta hãy xem diễn biến khối lượng hợp đồng Repo nghịch đảo của Fed trong cùng giai đoạn:
Khối lượng hợp đồng Repo nghịch đảo trong bảng cân đối của Fed (Nguồn: FRED)
Còn biểu đồ dưới đây thể hiện diễn biến lượng dự trữ dư thừa tại các ngân hàng thương mại:
Số dư dự trữ tại các Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Nguồn: FRED)
Đó là những gì mà Fed đã làm để tác động đến dự dự trữ của hệ thống ngân hàng trong 28 tuần vừa qua.
Cung tiền trong nền kinh tế
Diễn biến của cung tiền cũng đang nhận được nhiều sự chú ý hơn trong những ngày này. Mối lo ngại trước mắt là tăng trưởng cung tiền M2 khá ảm đạm trong những tháng gần đây và nếu lượng cung tiền M2 không còn tăng trưởng, nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái.
Có thể thấy từ biểu đồ này rằng lượng cung tiền M2 bắt đầu giảm vào khoảng thời gian mà Fed bắt đầu áp dụng thắt chặt định lượng. Do vậy, không khó hiểu khi các nhà phân tích đang bày tỏ lo ngại về sự chậm lại trong tăng trưởng cung tiền.
Cung tiền M2 (Nguồn: FRED)
Để hiểu rõ tình hình hiện tại, chúng tôi tin rằng cần phải quay trở lại thời điểm trước đó để có được bức tranh đầy đủ về vị thế của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế.
Nỗ lực chống lại tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc suy thoái sau đại dịch từ Fed đã dẫn đến sự gia tăng ồ ạt trong dự trữ của hệ thống ngân hàng, dẫn đến tăng trưởng cung tiền M2 ngay sau đó. Tuy nhiên, dòng tiền được bơm vào hệ thống ngân hàng lại không hoàn toàn chảy vào nền kinh tế.
Tại sao?
Có thể thấy, tốc độ lưu thông của cung tiền M2 đã giảm mạnh kể từ năm 2020 vẫn chưa thể trở lại mức đỉnh cũ mặc dù đã hồi phục đáng kể. Nói cách khác, một lượng tiền lớn được bơm vào hệ thống ngân hàng đã không chảy vào nền kinh tế. Đây cũng là một trong những lý do có thể được đưa ra cho sự tăng trưởng liên tục và bất ngờ của nền kinh tế. Lượng tiền nằm trong hệ thống ngân hàng đã được Fed để dành trong thời kỳ "đại dịch" và cuộc suy thoái sau đó, nhưng đã không được sử dụng hết với tốc độ mà nền kinh tế đã trải qua trước đó. Nếu nhìn vào số liệu lượng cung tiền trong một khoảng thời gian dài hơn, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của cung tiền từ 2020 cho đến này là vào khoảng 7% đến 8%
Tốc độ của cung tiền M2 (Nguồn: FRED)
Tóm lại, hệ thống ngân hàng có lượng dự trữ lớn, được bơm vào trong thời kỳ Fed "cứu" nền kinh tế… và, phần lớn, lượng dự trữ này vẫn nằm trong hệ thống ngân hàng ở thời điểm hiện tại. Trong khi hạ tỷ trọng danh mục chứng khoán Fed đang nắm giữ chỉ loại bỏ một lượng dự trữ tương đối nhỏ đã được bơm vào hệ thống ngân hàng.
Trên thực tế, hệ thống vẫn có thể có đủ thanh khoản để tiếp tục tăng trưởng trong vài năm nữa.
Fed có nên hạ lãi suất điều hành?
Tôi không đứng về phía nào trong cuộc tranh luận về chính sách lãi suất của Fed và chưa thấy bất cứ vấn đề nào trong ngắn hạn liên quan đến mặt bằng lãi suất hiện tại.
Hệ thống ngân hàng có rất nhiều dự trữ trên bảng cân đối kế toán của mình. Tăng trưởng kinh tế, mặc dù khiêm tốn, có thể tiếp tục.
Fed cần phải dành thời gian và giúp cho dự trữ của hệ thống trở lại mức “thận trọng” hơn. Trong khi đó, hệ thống tài chính cần phải “hạ cánh” nhẹ nhàng bởi Hoa Kỳ đã trải qua khá nhiều năm biến động mạnh mẽ.
Đã đến lúc trở lại giai đoạn thị trường tài chính ổn định hơn, vì vậy sự chú ý có thể tập trung vào đổi mới và tiến bộ công nghệ. Thế giới đang trải qua công cuộc chuyển đổi đáng kinh ngạc và cần tập trung hoàn toàn vào việc xây dựng tương lai chứ không phải vào sự bất ổn và biến động của thị trường tài chính. Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo của Fed đang cố gắng giúp chúng ta bước đến thế giới mới, và chúng ta cần cho họ thêm thời gian và không gian để hành động.
Seeking Alpha