Lý do nào khiến ECB còn chần chừ với việc thắt chặt định lượng?
Nguyễn Thu Thủy
Junior Analyst
Những vấn đề trong nội tại đã khiến ECB vẫn còn "rụt rè" với chính sách thắt chặt định lượng
Các ngân hàng trung ương cuối cùng đã bắt đầu thực hiện thắt chặt định lượng (QT). Ngân hàng Trung ương Canada đã giảm 1/5 quy mô bảng cân đối kế toán trong năm nay. Vào ngày 1 tháng 11, Ngân hàng Trung ương Anh đã tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu đầu tiên. Bảng cân đối kế toán của Cục Dự trữ Liên bang đã giảm 85 tỷ đô la trong tháng 10, nhiều hơn gấp đôi so với tổng quy mô giảm trong ba tháng trước đó. Dẫu vậy, tại Châu Âu, NHTW tại đây vẫn chưa bán ra bất kỳ trái phiếu nào.
Các quan chức NHTW tại lục địa già đã đưa ra những tín hiệu trái chiều về việc khi nào QT sẽ được triển khai. Chủ tịch Christine Lagarde đã tuyên bố trong tháng 9 rằng các thông tin chi tiết sẽ được cung cấp sau khi ngân hàng kết thúc việc tăng lãi suất. Tại một cuộc họp vào ngày 27 tháng 10, ECB hứa hẹn sẽ đưa ra "các nguyên tắc chủ chốt" vào tháng 12. Năm ngày sau, Chủ tịch Bundesbank Joachim Nagel tuyên bố rằng Đức dự kiến thực hiện QT vào đầu năm 2023. Sau đó Pablo Hernando de Cos của ngân hàng trung ương Tây Ban Nha đã phản bác gay gắt rằng cần phải chờ thêm một thời gian nữa.
Đối với tất cả các ngân hàng trung ương, việc thực hiện QT luôn là một quá trình đầy cân não. Cũng giống như khi thực hiện QE, các nhà làm luật không thể biết chắc những tác động của quá trình thu hẹp bảng cân đối mang lại, đặc biệt khi thị trường tài chính và nền kinh tế toàn cầu đang ở trong trạng thái rất mong manh.
Có thể thấy QT thực sự là một bài toán khó đối với ECB. Trong khi hầu hết các ngân hàng trung ương chỉ mua khoản trái phiếu của một chính phủ. Ngân hàng Trung ương châu Âu lại phải đối mặt với 19 thị trường TPCP khác nhau. QE có tác dụng thu hẹp sự chênh lệch giữa chi phí đi vay thấp của Đức và những nền kinh tế mắc nợ như Ý. Khi lạm phát ở mức thấp, ECB có thể chấp nhận nó như một tác dụng phụ của các gói kích thích tiền tệ. Cho đến nay khi lãi suất vẫn đang tiếp tục tăng, ECB phải tìm những lý do khác để kiểm soát sự chênh lệch trên.
QT dường như ngày càng trở nên cấp bách trong các bộ phận của hệ thống tài chính châu Âu. Hàng năm, các công ty tài chính của lục địa này vay và cho vay 11.5 nghìn tỷ Euro (tương đương 12 nghìn tỷ USD) trên thị trường "repo" của mình, khi đó các công ty gửi trái phiếu làm tài sản thế chấp để đổi lấy nguồn vốn ngắn hạn. Dễ thấy quy mô thị trường tăng lên một phần là do các nhà hoạch định chính sách đã đề cao sự tăng trưởng của thị trường này trong thời kỳ đầu của khu vực đồng euro với hy vọng rằng trái phiếu của Đức và Hy Lạp sẽ được giao dịch theo cùng một điều khoản. Tuy nhiên giấc mơ về một thị trường repo thống nhất đã “chết” trong cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu một thập kỷ trước, khi các công ty cho rằng trái phiếu của Ireland và Bồ Đào Nha quá rủi ro để thực hiện hoán đổi, đồng thời tạo nên sự chênh lệch ngày càng lớn. Nhưng điều đó đã khiến cho một số nhà giao dịch bị thu hút bởi trái phiếu của nước Đức.
Kể từ năm 2015, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã thu mua trái phiếu, tước đi tài sản thế chấp của các nhà giao dịch. Đồng thời việc tăng lãi suất gần đây đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt này. Giá trái phiếu giảm khi lãi suất tăng. Do giá trị của trái phiếu mới là vấn đề quan trọng đối với tài sản thế chấp, vì vậy mỗi giao dịch nhất định hiện nay đòi hỏi nhiều trái phiếu hơn. Vấn đề này ngày một trở nên tồi tệ hơn khi lãi suất tăng lên.
Trái phiếu Đức đã trở nên khan hiếm đến mức các nhà giao dịch đặt cược vào lợi suất đã trả giá cao hơn. Lợi suất trái phiếu ngắn hạn đã giảm 1.1 điểm phần trăm so với lãi suất liên ngân hàng trong tháng 9, xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro. Trong khi lãi suất cao ở Ý có thể phá vỡ chính sách tiền tệ thì việc vay lãi suất thấp ở Đức có thể làm suy yếu cuộc chiến chống lạm phát.
Vì những lý do trên, các nhà hoạch định chính sách tại Ngân hàng Trung ương châu Âu dường như đang bị trói buộc. Quá trình thực hiện QT nhanh chóng sẽ giải phóng các trái phiếu ngắn hạn của Đức khỏi bảng cân đối kế toán của ngân hàng, giảm bớt tình trạng thiếu tài sản thế chấp của châu Âu và xoa dịu nỗi lo lạm phát. Tuy nhiên, điều này có nguy cơ mở rộng chênh lệch lợi suất trái phiếu dài hạn. Khi đó các nhà giao dịch có khả năng bị từ chối bởi các tài sản thế chấp ngoại vi đầy rủi ro. Việc trì hoãn QT có thể giảm bớt yếu tố ngoại vi tương tự với việc tăng chi phí cổ phần tài chính.
The Economist